Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)

b. Hoạt động giao tiếp với bạn bè

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Học sinh Phụ huynh STT Nội dung ĐTB ĐLC Thứ ĐTB ĐLC Thứ bậc bậc Yếu tố chủ quan 3,07 1,09 3,55 0,08 Em cảm thấy mình là

1 người ít nói, ngại chia 2,81 1,37 6 3,22 1,15 6 sẻ

Em cảm thấy mình đã

2 lớn nên nhiều việc em 2,87 1,33 5 3,35 1,06 5 không tham khảo ý

kiến cha mẹ

Cha mẹ tạo cho em

3 cảm xúc vui vẻ, thoải 3,14 1,56 3 3,70 1,11 3 mái

4 Cha mẹ tạo cho em sự 3,09 1,52 4 3,59 1,20 4 hứng thú khi giao tiếp

Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ

5 cho em lời khuyên, 3,19 1,53 2 3,76 1,12 1

hướng giải quyết vấn đề Em muốn mối quan hệ

6 của em và cha mẹ tốt 3,36 1,62 1 3,72 1,17 2 đẹp hơn

Yếu tố khách quan 3,09 1,13 3,60 0,89

Khi giao tiếp cha mẹ

1 lắng nghe em, tôn 3,30 1,54 1 3,87 1,13 1

trọng em

2 Cha mẹ thể hiện tình 3,26 1,53 2 3,83 1,12 2 cảm đối với em

Khi cha mẹ vui em

3 muốn nói chuyện với 3,19 1,54 3 3,67 1,19 4 cha mẹ

Khi bầu không khí gia

4 đình vui vẻ em chủ 3,05 1,54 4 3,76 1,02 3

động nói chuyện với cha mẹ

Bạn bè cùng trang lứa

5 hiểu em hơn nên em 2,86 1,40 6 3,28 1,28 5

muốn nói chuyện với bạn hơn cha mẹ

Em nghĩ cha mẹ sống ở thế hệ khác nên một số

6 việc cha mẹ chưa hiểu 2,90 1,47 5 3,20 1,17 6 em nên em ít giao tiếp

với cha mẹ

Đánh giá chung 3,08 1,07 3,58 0,81

Nhìn chung, theo đánh giá của học sinh và học sinh thì các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu giao tiếp thông qua đánh giá của học sinh với ĐTB = 3,08, ĐLC = 1,07 và đánh giá của

phụ huynh với ĐTB = 3,58, ĐLC = 0,81. Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:

3.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố trong nhóm chủ quan đều có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (ĐTB = 3,07, ĐLC = 1,09).

Theo đánh giá của học sinh, nhóm yếu tố có sự ảnh hưởng nhất đó

động cơ giao tiếp. Cụ thể qua nội dung “Em muốn mối quan hệ của em và cha mẹ tốt đẹp hơn” (ĐTB = 3,36) được học sinh lựa chọn đứng vị trí thứ

nhất và “Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ cho em lời khuyên, hướng giải quyết vấn

đề” (ĐTB = 3,19) đứng vị trí thứ hai. Như vậy, khi giao tiếp với cha mẹ, điều

ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của các em đó chính là các em mong muốn được gần gũi, thân thiết với cha mẹ, tình cảm với cha mẹ ngày càng tốt đẹp và gắn bó hơn. Tiếp theo một yếu tố rất cần khi giao tiếp là học sinh có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ cha mẹ, cha mẹ sẽ chỉ bảo, hướng dẫn, định hướng, cho các em lời khuyên. Bạn N.V.T có chia sẻ “Theo em, khi giao tiếp

với ba em là em muốn tình cảm của em và ba tốt đẹp hơn với khi em có thắc mắc hay cần giúp là em tìm ba để nói chuyện với ba”.

Nhóm yếu tố thứ hai ảnh hưởng đó là cảm xúc và hứng thú khi giao tiếp qua hai nội dung “Cha mẹ tạo cho em cảm xúc vui vẻ, thoải mái” (ĐTB

= 3,14) và “Cha mẹ tạo cho em sự hứng thú khi giao tiếp” (ĐTB = 3,09). Có thể thấy, trong quá trình giao tiếp, cảm xúc đóng vai trò quan trọng. Khi cha mẹ tạo cho con cảm xúc vui vẻ, thoải mái thì con sẽ có nhu cầu giao tiếp cao hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo sự hứng thú khi giao tiếp với con. Cha mẹ có thể lắng nghe con, luôn cho con trình bày quan điểm của mình, đồng hành

Nhóm yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp đó là tính

cách của con. Thông qua hai nội dung “Em cảm thấy mình đã lớn nên nhiều việc em không tham khảo ý kiến cha mẹ” (ĐTB = 2,87), “Em cảm thấy mình là người ít nói, ngại chia sẻ” (ĐTB = 2,81) thì có thể thấy, tính cách của con

cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp, mặc dù vậy, dù các em có tính cách như thế nào thì cũng cần được nói chuyện, trao đổi thông tin, xây dựng tình cảm tốt đẹp với cha mẹ.

Theo đánh giá của phụ huynh về các nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh có sự tương đồng với đánh giá của học sinh về thứ bậc ảnh hưởng của các nhóm yếu tố: Đầu tiên là động cơ giao tiếp, thứ hai là cảm xúc và hứng thú khi giao tiếp, thứ ba là tính cách của con.

3.5.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố khách quan cũng có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh (ĐTB = 3,09, ĐLC = 1,13). Cụ thể như sau:

Nhóm yếu tố đầu tiên được học sinh đánh giá ảnh hưởng nhất đó chính là phong cách giáo dục của cha mẹ, nội dung đứng ở vị trí thứ nhất “Khi giao

tiếp cha mẹ lắng nghe em, tôn trọng em” (ĐTB = 3,30) và vị trí thứ hai “Cha mẹ thể hiện tình cảm đối với em” (ĐTB = 3,26). Khi giao tiếp, ai cũng mong

nhận được sự lắng nghe từ phía đối phương một cách trọn vẹn và sự tôn trọng. Đặc biệt khi giao tiếp với cha mẹ, học sinh nhận được sự lắng nghe và tình cảm của cha mẹ sẽ tạo cho con cảm xúc vui vẻ, được yêu thương, quan tâm và góp phần giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra hiệu quả hơn. Em L.Q.B có chia sẻ “Khi giao tiếp với cha mẹ, em rất mong cha mẹ lắng nghe em, chờ em nói

xong cha mẹ hẳn nói, với lại cha mẹ nói chuyện nhỏ nhẹ thôi đừng có lớn tiếng”.

Nhóm yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp đó là bầu không

khí gia đình. Thông qua hai nội dung được học sinh lựa chọn xếp thứ ba và

thứ tư như sau: “Khi cha mẹ vui em muốn nói chuyện với cha mẹ” (ĐTB = 3,19) và “Khi bầu không khí gia đình vui vẻ em chủ động nói chuyện với cha

mẹ” (ĐTB = 3,05). Có thể thấy khi tâm trạng, cảm xúc của các thành viên

trong gia đình vui vẻ, thoải mái, mọi người yêu thương nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu muốn nói chuyện, trao đổi thông tin của con cái với cha mẹ. Em L.K.D có chia sẻ “Mỗi lần em thấy ba em mệt, mà mặt ba em không

vui là em không dám nói chuyện, đợi ba vui vui lại em mới dám lại nói chuyện với ba”.

Nhóm các yếu tố tác động sau cùng đến nhu cầu giao tiếp đó khoảng

cách thế hệ. Thông qua hai nội dung ở vị trí thứ năm và thứ sáu đó là “Em nghĩ cha mẹ sống ở thế hệ khác nên một số việc cha mẹ chưa hiểu em nên em ít giao tiếp với cha mẹ” (ĐTB = 2,90) và “Bạn bè cùng trang lứa hiểu em hơn nên em muốn nói chuyện với bạn hơn cha mẹ” (ĐTB = 2,86). Việc cha mẹ sống ở thế hệ khác cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của các em, tuy nhiên, sự ảnh hưởng này chỉ ở mức độ trung bình, có nghĩa là bên cạnh việc học sinh ở độ tuổi này thích giao tiếp với bạn bè cùng t rang lứa hơn nhưng việc giao tiếp với cha mẹ cũng khá quan trọng và cần thiết. Bởi vì cha mẹ chính là người định hướng, giúp đỡ các em, là người gần gũi với các em nhất.

Phụ huynh đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh hoàn toàn tương đồng với sự đánh giá của học sinh về thứ bậc ảnh hưởng của các nhóm yếu tố: Đầu tiên là phong cách giáo dục của cha mẹ, thứ hai là bầu không khí gia đình, thứ ba là khoảng cách thế hệ.

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao. Khi xem xét về nội dung nhu cầu giao tiếp thì chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đôi chút về mức độ của từng nội dung nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau có ĐTB cao nhất. Nhu cầu được sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau có ĐTB thấp nhất.

So sánh nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh qua biến số giới tính và khối lớp: Mức độ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của nam và nữ không có sự khác biệt và đều ở mức độ cao. Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 6 cao hơn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 8 và lớp 9. Nhu cầu giao tiếp của học sinh lớp 6 và học sinh lớp 7 có sự tương đồng với nhau và đều ở mức độ cao.

Có nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, yếu tố động cơ giao tiếp và yếu tố phong cách giáo dục của cha mẹ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)