TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâmlý học đường lý học đường
3.1.1. Các hình thức tham vấn tâm lý
Bảng 3.1. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý do người làm công tác tham vấn lựa chọn
STT Hình thức tham vấn tâm lý Tần suất (%)
1 2 3 4 5
1 Tham vấn trực tiếp với học 6 12 39 29 19
sinh (5,7) (11,4) (37,1) (27,7) (18,1)
2 Tham vấn qua điện thoại với 21 44 21 15 4
học sinh (20) (41,9) (20) (14,3) (3,8)
3 Tham vấn qua internet (Mail, 9 34 29 14 19
Zalo, Facebook) với học sinh (8,6) (32,4) (27,6) (13,3) (18,1)
4 Tham vấn nhóm với học sinh 4 21 41 9 30
(3,8) (20) (39,1) (8,6) (28,5)
5 Lồng ghép vào nội dung giảng 13 32 50 10 0
dạy môn học (12,4) (30,5) (47,6) (9,5) (0)
6 Lồng ghép vào nội dung sinh 39 52 6 2 6
hoạt chủ nhiệm (37,1) (49,5) (5,7) (1,9) (5,7)
Ghi chú: 5: Rất thường xuyên; 4: Thường xuyên; 3: Thỉnh thoảng; 2: Hiếm khi; 1: Không bao giờ
Hình thức tham vấn tâm lý được người làm công tác tham vấn lựa chọn với tần suất thường xuyên nhất là Tham vấn nhóm (28,5% người làm công tác tham vấn
tâm lý lựa chọn rất thường xuyên) và Trao đổi trực tiếp với học sinh (18,1% chọn rất thường xuyên và 27,7% chọn thường xuyên). Trong khi hình thức Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học không có GV/người làm công tác tham vấn tâm lý nào đánh giá ở mức 5.
Bảng 3.2. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý giữa người làm công tác tham vấn tại các khu vực
Nội thành Ngoại Tổng số thành STT Hình thức tham vấn tâm lý ĐTB Hạng ĐTB Hạng ĐTB Hạng (ĐLC) (ĐLC) (ĐLC)
1 Tham vấn trực tiếp với học 3,31 2 3,48 1 3,41 1
sinh (1,08) (1,09) (1,08
2 Tham vấn qua điện thoại với 2,53 4 2,3 5 2,4 5
học sinh (1,19) (0,97) (1,07)
3 Tham vấn qua internet (Mail, 3,17 3 2,87 3 3 3 Zalo, Facebook) với học sinh (1,35) (1,14) (1,24) 4 Tham vấn nhóm với học sinh 3,53 1 3,27 2 3,38 2
(1,29) (1,13) (1,20)
5 Lồng ghép vào nội dung giảng 2,51 5 2,57 4 2,54 4
dạy môn học (0,81) (0,85) (0,83)
6 Lồng ghép vào nội dung sinh 1,58 6 2,13 6 1,89 6
hoạt chủ nhiệm (0,5) (1,21) (1)
Bảng 3.2 cho thấy hình thức tổ chức tham vấn tâm lý phổ biến nhất của người làm công tác tham vấn tại cả hai khu vực nội thành và ngoại thành có sự khác biệt. Người làm công tác tham vấn tại các trường nội thành ưu tiên hình thức Tham vấn
nhóm (điểm trung bình: 3,53) trong khi người làm tham vấn tại trường ngoại thành
ưu tiên hình thức Tham vấn trực tiếp với học sinh (điểm trung bình: 3,48). Kế đến là phương pháp Tham vấn qua Internet (Mail, Zalo, Facebook) với học sinh với điểm trung bình ở nội thành và ngoại thành lần lượt là 3,17 và 2,87. Qua phỏng vấn sâu
với người làm công tác tham vấn tâm lý, chúng tôi ghi nhận những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp tham vấn tâm lý. Đối với phương pháp tham vấn trực tiếp cá nhân chúng tôi ghi nhận những ý kiến sau:
“Đa phần là HS đến hỏi trực tiếp về những khó khăn và chúng tôi có thể chia
sẻ với các em và giúp các em giải tỏa những khó khăn đó. Các em thường tranh thủ giờ ra chơi hoặc các giờ tăng cường buổi chiều, đến gặp chúng tôi để trò chuyện… thật ra gọi là tham vấn tâm lý cũng không hẳn, có thể gọi là nói chuyện, tâm sự. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn ví dụ như thời gian, rồi thỉnh thoảng có những chuyện bảo mật nhưng không có phòng riêng mà phải ngồi ở phòng y tế, ghế đá thì hơi bất tiện…”
(Cô T.T.D., trường THPT Nguyễn Hữu Huân) “Phương pháp em cảm thấy tốt nhất
là nói chuyện riêng với từng em học sinh vì các em sẽ chia sẻ nhiều hơn và thoải mái hơn, nhưng thật sự thời gian không đủ… nửa tiếng ra chơi nhiều khi em chưa giúp nhiều được các em. Sau này khi được tập huấn em có thử phương pháp thảo luận với 1 nhóm nhiều em cùng lúc thì thấy tiết kiệm thời gian, các em có thể cùng nhau trao đổi sau khi gặp mình…”
(Cô N.T.V.A., trường THPT Tam Phú). Như vậy, có thể thấy phương pháp tham vấn tâm lý qua hình thức tham vấn trực tiếp với học sinh được người làm công tác tham vấn đánh giá cao về mặt hiệu quả nhưng cũng có những khuyết điểm như mất nhiều thời gian, cần có không gian làm việc chuyên nghiệp.
Bảng 3.3. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý do học sinh lựa chọn
STT Hình thức tham vấn tâm lý Tần suất (%)
1 2 3 4 5
1 Tham vấn trực tiếp với học sinh 1 40 68 125 98 (0,3) (12,1) (20,5) (37,6) (29,5) 2 Tham vấn qua điện thoại với học sinh 27 122 71 33 79
3 Tham vấn qua internet (Mail, Zalo, 14 108 93 42 75 Facebook) với học sinh (4,2) (32,5) (28) (12,7) (22,6)
4 Tham vấn nhóm với học sinh 58 125 53 26 70
(17,5) (37,6) (16) (7,8) (21,1) 5 Lồng ghép vào nội dung giảng dạy 73 173 39 11 36
môn học (22) (52,1) (11,8) (3,3) (10,8)
6 Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ 78 169 34 12 39
nhiệm (23,5) (50,9) (10,2) (3,6) (11,7)
Ghi chú: 5: Rất yêu thích; 4: Yêu thích; 3: Bình thường; 2: Không yêu thích; 1: Rất không yêu thích
Trong số những hoạt động tham vấn tâm lý, Tham vấn trực tiếp là hoạt động được học sinh lựa chọn với đa phần đánh giá ở mức 4 và 5. Bên cạnh đó Tham vấn
qua Internet cũng được các em lựa chọn nhiều với 22,6% ở mức 5 và 12,7% ở mức
4. Khi phỏng vấn chúng tôi nhận thấy HS có nhu cầu được tham vấn tâm lý riêng vì không muốn bạn bè, người thân biết được. Các em HS đã chia sẻ như sau:
“Em có nguyện vọng nghề nghiệp không giống như mong đợi từ gia đình, một phần em cũng muốn được tư vấn về việc chọn trường, chọn nghề nghiệp, một phần em cũng stress vì không được gia đình chia sẻ. Cũng may mắn cho em là cô chủ nhiệm khá trẻ và cởi mở nên thỉnh thoảng em cũng hẹn gặp cô sau giờ học hoặc nhắn tin riêng cho cô để xin lời khuyên và được cô nâng đỡ rất nhiều….”
(HS L.T.T.H., trường THPT Tam Phú).
“Khi nói chuyện với các bạn, em thường không nói thật với mọi người về những cảm xúc của mình hoặc những chuyện riêng vì sợ bị chọc. Nhiều khi em cũng muốn chia sẻ với ai đó… từ khi trường có phòng tham vấn tâm lý thì em thấy giúp ích được cho bản thân mình rất nhiều. Em yên tâm chia sẻ được chuyện nhà mà không sợ ai biết vì các cô có nói về bảo mật. Sau này, phòng tham vấn trường em có tổ chức những buổi chia sẻ, sáng tạo nhóm… em cảm thấy rất hay và giúp ích được cho nhiều bạn, nhưng cũng cần phải có chút xíu sự tổ chức chuyên nghiệp” (HS
Do đó, khi thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý thông qua hoạt động nhóm, người làm công tác tham vấn cần xây dựng khung tham vấn rõ ràng và nghiêm túc để tránh sự thiếu tương tác, thấu cảm giữa những HS tham gia với nhau. Trong những buổi tham vấn nhóm, người làm công tác tham vấn cần phải đặt ra quy định, có kỹ năng điều phối, chia sẻ và khơi gợi.
Bảng 3.4. So sánh hình thức tham vấn tâm lý được người làm công tác tham vấn và học sinh lựa chọn
Người Học sinh Giá tham vấn trị p Hình thức tham vấn tâm lý (*) ĐTB Hạng ĐTB Hạng (ĐLC) (ĐLC)
Tham vấn trực tiếp với học sinh 3,41 1 3,84 1 0,000
(1,09) (0,99) 2
Tham vấn qua điện thoại với học sinh 2,4 5 3,05 3 0,000
(1,07) (1,32) 1
Tham vấn qua internet (Mail, Zalo, 3
3 3,17 2 0,221
Facebook) với học sinh (1,24) (1,22)
Tham vấn nhóm với học sinh 3,38 2 2,77 4 0,000
(1,20) (1,40) 1
Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn 2,54
4
2,29
5 0,039
học (0,83) (1,17)
Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ 1,89
6
2,29 5
0,002
nhiệm (1,01) (1,21) 4
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; (*) kiểm định t cho phương sai không đồng nhất.
Bảng 3.4 cho thấy cả người làm công tác tham vấn và HS đều lựa chọn hình thức tham vấn tâm lý là Tham vấn trực tiếp, điểm trung bình ở 2 nhóm là cao nhất, lần lượt là 3,41 và 3,84; có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,0002). Người làm công tác tham vấn chọn lựa hình thức tham vấn tâm lý nhóm cao hơn HS, điểm
trung bình ở 2 nhóm lần lượt là 3,38 và 2,77 (p=0,0001). Hoạt động tham vấn nhóm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, lâu dài giúp cho HS tự hỗ trợ nhau, tuy nhiên không được HS đánh giá cao. Cuối cùng, cả 2 nhóm đều ít lựa chọn hình thức lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm và lồng ghép vào nội dung môn học.
Thực trạng các mặt biểu hiện kỹ năng tham vấn tâm lý được thể hiện ở bảng 3.5. Các nội dung về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường bao gồm bốn nhóm kỹ năng sau: kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân, kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm, kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý, kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý.
3.1.2. Các biểu hiện của kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường
Bảng 3.5. Đánh giá chung về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý
STT Kỹ năng tham vấn tâm lý ĐTB ĐLC Thứ
hạng
1 Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân 2,96 0,55 2
2 Kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm 3,10 0,54 1
3 Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc 2,63 0,69 4 nghiệm tâm lý
4 Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn 2,82 0,61 3 tâm lý
Chúng tôi ghi nhận người làm công tác tham vấn tâm lý học đường tự đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý của mình ở mức ở mức trung bình và thấp (với điểm trung bình là 3). Trong đó kỹ năng có điểm trung bình cao nhất là Kỹ năng tham vấn tâm
lý nhóm với điểm trung bình là 3,1; kế đến là Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân và Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý với điểm trung bình lần lượt là 2,96 và
2,82. Kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất là Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc
Lý giải về việc rất nhiều người làm công tác tham vấn tâm lý, bao gồm GV chủ nhiệm và GV bộ môn đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý của mình nằm ở mức thấp, chúng tôi ghi nhận các ý kiến định tính đều cho rằng đây là nhiệm vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao và mới được đẩy mạnh gần đây, do đó giáo viên vẫn chưa cập nhật kỹ năng ở lĩnh vực này. Nhận định này đã được làm rõ hơn trong chia sẻ của một thầy giáo chủ nhiệm như sau:
“Do nhà trường những năm gần đây đẩy mạnh việc tham vấn tâm lý cho các em theo chỉ đạo của Sở giáo dục nên chúng tôi quán triệt và thực hiện. Tuy nhiên, khi làm cũng lo lắm, vì không thực sự chuyên về mảng này. Chỉ cố gắng nói chuyện với các em như con, cháu trong nhà và chia sẻ điều mình biết mà thôi”
(Thầy H.V.Q., Trường THPT Nguyễn Hữu Huân). “Bản thân tôi là giáo viên môn
ngữ văn và giáo dục công dân hơn 10 năm, đến lúc có chủ trương mở ra hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh thì tôi cũng có may mắn được tham gia. Lúc đầu mình cũng nghĩ là không khó vì phần nào mình cũng có kinh nghiệm sống và có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con ở nhà. Nhưng khi vào làm mới thấy đây là công việc rất khó, đòi hỏi sự đầu tư và rèn luyện của người làm. Tôi cũng mong muốn được tham gia vào các lớp tập huấn nhưng chắc do nhiều yếu tố nên đến nay chủ yếu là tôi tự đọc sách, nhưng nhiều khi gặp các trường hợp khó cũng mong muốn có người hỗ trợ và hướng dẫn”
(Cô T.T.D., trường THPT Nguyễn Hữu Huân) 3.1.2.1. Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Bảng 3.6. Người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá về kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Mức độ Kỹ năng tham vấn tâm Tần suất (%)
ĐTB ĐLC Hạng lý cá nhân Rất Tốt Bình Thấp Rất thường thấp tốt (5) (4) (3) (2) (1)
Kỹ năng thiết lập mối 5 61 30 6 3
3,56 0,80 3 quan hệ (4,8) (58,1) (28,6) (5,7) (2,8)
Kỹ năng quan sát 9 61 30 5 0 3,70 0,69 2 (8,5) (58,1) (28,6) (4,8) (0)
Kỹ năng lắng nghe 11 61 31 2 0 3,77 0,65 1
(10,5) (58,1) (29,5) (1,9) (0)
Kỹ năng đặt câu hỏi 9 18 73 5 0 3,29 0,69 4
(8,6) (17,1) (69,5) (4,8) (0) Kỹ năng phản hồi 4 9 86 6 0 3,10 0,54 5 (3,8) (8,6) (81,9) (5,7) (0) Kỹ năng khuyến khích 1 12 1 88 3 2,24 0,73 6 và động viên (0,9) (11,5) (0,9) (83,8) (2,9) Kỹ năng xử lý im lặng 1 7 6 59 32 1,91 0,84 8 (0,9) (6,7) (5,7) (56,2) (30,5)
Kỹ năng giữ gìn mối 1 11 2 70 21
2,06 0,85 7 quan hệ (0,9) (10,5) (1,9) (66,7) (20)
Kết quả bảng 3.6 cho thấy kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân mà người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá cao nhất là Kỹ năng lắng nghe (ĐTB là 3,77), kế đến là hai kỹ năng Kỹ năng quan sát và Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (ĐTB lần lượt là 3,70 và 3,56). Đây là những kỹ năng nền tảng giúp người làm công tác tham vấn có thể kết nối với HS và tạo sự tin tưởng.
Kỹ năng được người làm công tác tham vấn đánh giá thấp nhất là Kỹ năng xử
lý im lặng (ĐTB là 1,91). Kế đến là hai kỹ năng Kỹ năng gìn giữ mối quan hệ và Kỹ năng khuyến khích động viên (với lần lượt ĐTB là 2,06 và 2,24. Điều này có thể lý
giải do kỹ năng xử lý im lặng và Kỹ năng khuyến khích động viên có mối liên hệ với nhau, là những kỹ năng cao của tham vấn tâm lý cá nhân. Với Kỹ năng gìn giữ mối
quan hệ, có thể do vừa là giáo viên, vừa thường xuyên gặp mặt các em học sinh tại
Bảng 3.7. Học sinh đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân của người làm công tác tham vấn tâm lý
Mức độ Kỹ năng tham vấn tâm Tần suất (%)
ĐTB ĐLC Hạng
lý cá nhân Rất Tốt Bình Thấp Rất
tốt thường thấp
(4) (2)
(5) (3) (1)
Kỹ năng thiết lập mối 26 146 101 32 27
3,34 1,03 3 quan hệ (7,8) (44) (30,4) (9,6) (8,2) Kỹ năng quan sát 40 146 101 45 0 3,55 0,87 1 (12,1) (44) (30,4) (13,5) (0) Kỹ năng lắng nghe 51 126 68 87 0 3,42 1,04 2 (15,4) (37,9) (20,5) (26,2) (0)
Kỹ năng đặt câu hỏi 40 39 208 45 0
3,22 0,82 4 (12,1) (11,8) (62,6) (13,5) (0) Kỹ năng phản hồi 12 39 281 0 0 3,19 0,48 5 (3,6) (11,8) (84,6) (0) (0) Kỹ năng khuyến khích và 0 40 0 287 5 2,23 0,67 6 động viên (0) (12) (0) (86,5) (1,5) Kỹ năng xử lý im lặng 0 12 28 146 146 1,72 0,77 8 (0) (3,6) (8,4) (44) (44)
Kỹ năng giữ gìn mối 0 40 0 241 51
2,09 0,79 7
quan hệ (0) (12) (0) (72,6) (15,4)
Đối với nhóm khách thể HS, kỹ năng tham vấn tâm lý của người tham vấn được các em đánh giá cao nhất là Kỹ năng quan sát (ĐTB là 3,55), kế đến là Kỹ
năng lắng nghe (ĐTB là 3,42) và Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (ĐTB là 3,34). Kỹ năng thiết lập mối quan hệ đều được người làm tham vấn và HS đánh giá, điều này
đã được làm rõ hơn thông qua ý kiến của HS khi được phỏng vấn sâu:
cảm thấy các thầy, cô rất cởi mở và lắng nghe mình. Có những thầy cô bộ môn em chưa nói chuyện nhiều nhưng khi em hỏi về ngành nghề thì thầy cô giải đáp rất nhiệt tình. Cũng có mấy lần em hỏi về vấn đề sức khỏe và tư vấn tâm lý thì mọi người rất nhiệt tình và hỗ trợ. Nhiều khi chỉ cần ngồi xuống, thấy được thầy cô hỏi han là em yên tâm lắm”
(HS L.M.C., Trường THPT Nguyễn Hữu Huân).
Bảng 3.8. So sánh đánh giá của người làm tham vấn và học sinh về các kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng tham vấn tâm lý Người tham vấn Học sinh Giá trị
cá nhân ĐTB Hạng ĐTB Hạng p
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ 3,56 3 3,34 3 0,041
Kỹ năng quan sát 3,70 2 3,55 1 0,09
Kỹ năng lắng nghe 3,77 1 3,42 2 0,0014
Kỹ năng đặt câu hỏi 3,30 4 3,22 4 0,42
Kỹ năng phản hồi 3,10 5 3,19 5 0,13