1.2.3.1. Khái niệm
Dựa trên khái niệm liệu pháp nhận thức - hành vi và khái niệm bệnh nhân trầm cảm, chúng tôi định nghĩa khái niệm sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm như sau:
Sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm là quá trình áp dụng các kỹ liệu nhận thức và kỹ thuật hành vi trong trị liệu tâm lý cho thân chủ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm theo ICD-10 hoặc DSM-4, giúp thân chủ điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.
Nhìn chung, quy trình trị liệu nhận thức – hành vi gồm 5 bước: - Chuẩn bị bệnh nhân
- Đánh giá đầu vào - Tiến hành trị liệu - Đánh giá đầu ra - Kết thúc trị liệu
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của liệu pháp nhận thức - hành vi, chúng tôi đã xây dựng quy trình trị liệu nhận thức - hành vi như sau:
Giáo dục tâm lý (2 buổi)
- Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, an toàn, chia sẻ, thấu cảm với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân.
- Giúp bệnh nhân hiểu về bệnh trầm cảm, thống nhất những vấn đề hiện tại của bệnh nhân.
- Chỉ ra được những điểm mạnh và khó khăn của bệnh nhân.
- Lên kế hoạch trị liệu cho bệnh nhân: nội dung, thời gian, địa điểm…
Hướng dẫn kỹ thuật nhận thức (6 buổi)
- Giải thích cho bệnh nhân về tam giác nhận thức, cảm xúc, hành vi và mối liên quan giữa chúng.
- Giới thiệu và luyện tập đo nhiệt kế cảm xúc, mối quan hệ giữa suy nghĩ với cảm xúc.
- Hướng dẫn bệnh nhân kỹ năng giải quyết vấn đề. - Thay đổi suy nghĩ và sửa lỗi tư duy.
- Tranh cãi với suy nghĩ tiêu cực thông qua mẫu cân đối tư duy.
Hoạt hóa hành vi (4 buổi)
- Lựa chọn hoạt động: hoạt động với người mình thích, hoạt động với thứ mình thích, giúp đỡ người khác, luôn bận rộn.
- Thực hành lên kế hoạch thời gian vui vẻ.
Thư giãn (3 buổi)
- Cân bằng cảm xúc thông qua thư giãn giúp suy nghĩ tích cực và hướng tới những hành vi thân thiện hơn
- Thở sâu.
- Thư giãn cơ lũy tiến. - Thở nhanh.
Kế hoạch tương lai (1 buổi)
- Dự đoán sự kiện có thể làm xuất hiện triệu chứng. - Xây dựng kế hoạch đương đầu với thách thức.
1.2.3.3. Cấu trúc và nội dung buổi trị liệu
Thời gian trị liệu cá nhân thường kéo dài 60-90 phút/ buổi. Tùy theo tình trạng của thân chủ, số buổi trị liệu có thể thay đổi từ 6-10 buổi.
* Cấu trúc một buổi trị liệu
- Xem lại bài về nhà hôm trước: điểm lại những khó khăn khi làm bài về nhà, hoặc những lý do thất bại, không làm được.
- Giới thiệu khái niệm mới và phương pháp mới. - Thực hành.
- Lắng nghe ý kiến phản hồi về phương pháp mới. - Lên kế hoạch để làm bài tập về nhà thành công
* Nội dung của từng buổi trị liệu
Buổi 1:
- Thống nhất nguyên tắc và phương pháp trị liệu - Xác định vấn đề, mục đích trị liệu
- Bài tập về nhà
Buổi 2:
- Xem lại bài tập về nhà - Lý giải cơ chế gây trầm cảm
- Tìm hiểu mô hình nhận thức - hành vi -Kỹ thuật thư giãn
- Bài tập về nhà
Buổi 3:
- Xem lại bài tập về nhà
-Rèn luyện kỹ năng thư giãn thực tế và kỹ năng thư giãn trong suy nghĩ -Hướng dẫn các kỹ thuật thay đổi nhận thức - hành vi
- Bài tập về nhà
Buổi 4 +5
- Xem lại bài tập về nhà
- Rèn luyện kỹ thuật thư giãn thực tế và kỹ năng thư giãn trong suy nghĩ - Hướng các kỹ thuật thay đổi nhận thức - hành vi
- Bài tập về nhà
Buổi 6
- Đánh giá lại các vấn đề
- Giải quyết vấn đề còn tồn đọng
- Ôn lại các kỹ thuật nhận thức - hành vi - Dự phòng trầm cảm tương lai