Phân tích từng buổi trị liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá hiệu quả liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần hà nội năm 2021 (Trang 52 - 67)

7 phổ biến Giảm tập trung chú ý 6 40,0 11 3,3 1 56, 0,

3.4.4. Phân tích từng buổi trị liệu

Buổi 1: Làm việc với thân chủ

Mục tiêu:

- Giới thiệu và thiết lập mối quan hệ với thân chủ. - Lắng nghe, thu thập thông tin từ thân chủ.

- Đưa ra những nguyên tắc làm việc và ký thỏa thuận trị liệu. - Nhận diện những vấn đề ban đầu của thân chủ.

Kỹ thuật sử dụng:

Nội dung buổi trị liệu

Sau khi đến cùng chồng, chồng thân chủ chờ ngoài phòng khác và thân chủ cùng nhà tâm lý vào phòng làm việc riêng. Dưới đây là một phần làm việc trong phiên 60 phút của nhà tâm lý và thân chủ.

Nhà tâm lý (NTL): “Chào chị, tôi là nhân viên tâm lý, tôi ở đây để

giúp cho chị những khó khăn về các vấn đề tâm lý. Rất vui vì được gặp chị, hi vọng tôi có thể hỗ trợ được điều gì đó cho chị.”

Thân chủ (TC): Vâng ạ, nay em đến đây là vì em không còn ai có thể

giúp được em nữa, em có hỏi bác sĩ thì được bác sĩ giới thiệu lên đây gặp chị, em hi vọng được trợ giúp để em thoát khỏi tình trạng hiện tại.

NTL: Tôi ở đây để lắng nghe chị, giờ tôi đã sẵn sàng cho việc lắng

nghe từ chị những khó khăn mà chị đang gặp phải. Nhưng trước hết tôi muốn chia sẻ với chị về một số điều trước khi chúng ta bắt đầu làm việc.

TC: Vâng

NTL: Mọi thông tin mà chị trao đổi, chia sẻ với tôi ở đây hôm nay và

tất cả các buổi sau nữa đều được đảm bảo bí mật giữa chị và tôi hoàn toàn, trừ những trường hợp đặc biệt như liên quan đến sự an toàn của chị hoặc của người khác lúc đó tôi sẽ phải thông báo cho những người có liên quan. Thêm nữa, chúng ta có ít nhất là 6 buổi làm việc 90 phút, tuy nhiên trong những buổi đầu có thể sẽ hơn vì chúng ta có nhiều thứ phải chia sẻ, tôi sẽ nhắc trước khi buổi làm việc kết thúc 5p nhé.

TC: Vâng. Thực ra em cũng muốn mọi thứ được giữ bí mật, kể cả

chồng em chứ ạ.

NTL: Đúng rồi chị ạ, kể cả chồng chị cũng sẽ không nghe được những

gì chúng ta đã nói chuyện với nhau.

Sau khi giới thiệu và làm quen, thân chủ đi vào chia sẻ về bản thân, những suy nghĩ và các biểu hiện đang có, những mong muốn cần trợ giúp và thông tin gia đình. Phiên làm việc đã được thực hiện, thân chủ đưa ra mong

muốn cải thiện tâm trạng buồn của bản thân, giấc ngủ. Thân chủ chia sẻ về tính cầu toàn của mình và hiểu vì sao mình dễ buồn nhưng lại không thoát ra được. Thân chủ chỉ muốn có người lắng nghe để tâm trạng thoải mái hơn. Ghi chép từ quan sát: Thân chủ có dáng người thanh mảnh, khuôn mặt buồn và khí sắc trầm. Đôi mắt thâm quầng do mất ngủ, thân chủ mặc một chiếc áo khoác mỏng tai vẫn đeo tai nghe cho đến khi ngồi xuống ghế mới bỏ ra. Nhìn thân chủ uể oải và mệt mỏi, trong khi nói chuyện thân chủ nhìn thẳng vào mắt nhà tâm lý, cũng không né tránh hay bỏ qua, hai tay chắp lại trước mặt và cậy móng tay, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhìn hai bàn tay. Thân chủ hay nheo mắt và nhăn trán mỗi khi diễn tả tâm trạng của mình và thường nói: “em cũng không biết diễn tả như thế nào nữa, em nghĩ nó còn tồi hơn thế nhưng em không diễn tả được lại thôi ạ”

Nhận xét và đánh giá

Trong buổi 1 thân chủ hợp tác với nhà tâm lý trong vấn đề của mình, thân chủ có sự lắng nghe nhà tâm lý, tuy nhiên cảm xúc của thân chủ vẫn chưa bộc lộ hết, thân chủ còn phòng vệ, thời gian không đủ để thân chủ có thể đưa ra được các vấn đề của mình. Điểm tích cực mà nhà tâm lý nhìn thấy là thân chủ đã tìm hiểu và có sự hiểu biết đúng đắn về trị liệu tâm lý trước khi đến, chính vì vậy tâm thế của thân chủ là sẵn sàng được trợ giúp.

Những băn khoăn của nhà tâm lý trong buổi 1: bên trong mong muốn được lắng nghe từ thân chủ có ẩn chứa điều gì? Tại sao thân chủ lại bị mất ngủ và buồn, khí sắc trầm như vậy. Sau đó nhà tâm lý đã sắp xếp lại thông tin, xâu chuỗi các sự kiện thân chủ kể để định hướng can thiệp tạm thời.

Buổi 2:

Mục tiêu:

- Thu thập thông tin, phân tích tình huống trên cơ sở làm dữ liệu cho việc chẩn đoán các rối loạn tâm lý có ở thân chủ

- Trao đổi về kế hoạch và thực hiện mục tiêu đầu ra. - Hướng dẫn thân chủ về thư giãn giúp giảm căng thẳng

Kỹ thuật thực hiện

- Hỏi chuyện và quan sát lâm sàng - Liệu pháp thư giãn tĩnh

- Kỹ thuật nhận thức hành vi

Nội dung buổi trị liệu

Khi bắt đầu buổi làm việc, ổn định chỗ ngồi và hỏi thăm thân chủ khi đi đường, bắt đầu phiên làm việc với thân chủ.

Dưới đây là trích phần làm việc với thân chủ:

Đầu tiên, NTL hỏi về tình hình sức khỏe của thân chủ trong tuần vừa qua, thân chủ bảo rằng tuần vừa rồi cũng chưa khá lên được, cô ấy vẫn còn cảm giác buồn chán và không muốn hoạt động. Các buổi tối có ngủ được hơn vì có tập thư giãn, một hai ngày đầu tiên tập thư giãn thấy bụng hơi mệt vì khó thở nhưng những ngày tiếp theo cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn vì đã quen.

NTL giới thiệu về thang đánh giá tâm trạng nhanh, mục đích của thang đánh giá tâm trạng để xác định được cảm xúc của bản thân, hiểu được mức độ cảm xúc từ đó có thể điều chỉnh, quản lý cảm xúc tốt hơn. Sau đó đề nghị thân chủ tự đánh giá tâm trạng hiện tại. Thân chủ bảo rằng tâm trạng hiện tại của cô ấy là 4 và điều đó có nghĩa là tâm trạng ở dưới mức trung bình.

Nhà tâm lý: Tuần vừa qua tâm trạng của chị thế nào? Chị có gì muốn kể cho tôi nghe không?

Thân chủ: Em cảm thấy bình thường chị ạ, có những lúc em vẫn cảm thấy buồn chán, không đỡ hơn. Em chỉ thấy ổn khi nói chuyện với chị, còn khi về nhà em vẫn thế, lại quay lại tâm trạng cũ.

NTL: Theo chị điều gì khiến cho tâm trạng của chị không thay đổi gì

TC: Em nghĩ là chỉ trò chuyện với chị không thôi thì chưa đủ, có thể

mới là buổi đầu tiên nên thế. Nhưng cũng có thể do tuần vừa rồi em trải qua những thứ không tốt. Em với chồng không nói chuyện với nhau trong một thời gian dài rồi, cứ như này em không chịu được, về nhà ảm đạm và em không hiểu được vì sao như thế. Em có cãi nhau với anh người tình nữa, anh ấy lúc nào cũng ghen tuông với chồng em, nó có thể là cái cớ để anh ấy đến với người phụ nữ khác. Con em lớn rồi, nên là mẹ con càng ngày càng xa cách. Nói chung em cảm thấy bế tắc trong mọi mối quan hệ.

Tiếp tục câu chuyện của thân chủ, nhà tâm lý và thân chủ đi sâu về vấn đề mối quan hệ của thân chủ và chồng, người tình, mối quan hệ tay 3 khiến cho thân chủ có tâm trạng không tốt, những thay đổi từ khi còn nhỏ đến hiện tại khiến thân chủ cảm thấy buồn. Thân chủ chia sẻ: “Một mặt cảm thấy chán ghét khi em phải sống chung với chồng, em hết tình cảm với chồng tuy nhiên em lại càng ngày càng có cảm giác ăn năn, day dứt, hối hận khi làm chuyện có lỗi với chồng (mặt hơi cúi xuống và đôi mắt có vẻ buồn ).Còn người tình thì rất mực chiều chuộng và quan tâm em, làm một người đàn ông khá hiểu em, ở bên anh ấy em có cảm giác được an toàn và vui vẻ. Gần đây, anh ấy bảo muốn em ly hôn với chồng để sống với nhau, mà em không đồng ý nên anh ấy hay bỏ mặc em, em nhắn tin hay gọi điện anh ấy đều có thái độ hờ hững, không quan tâm như lúc trước. Mới đây em còn phát hiện anh ấy có người yêu mới, kém em cả 10 tuổi”

Sau khoảng thời gian trò chuyện với nhà tâm lý về mối quan hệ gia đình là điều khiến cho thân chủ không được ổn trong tuần qua. Nhà tâm lý hướng dẫn thân chủ hít thở và thư giãn sâu giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng. Sau đó thân chủ chia sẻ nhiều hơn về câu chuyện của bản thân, từ nhỏ cho đến hiện tại, câu chuyện năm lớp 7 với những ký ức không vui về bố và mẹ. Thân chủ chia sẻ nhiều sự kiện đến gia đình, mối quan hệ của thân chủ với bố mẹ và em của mình trong quá khứ.

Cuối buổi làm việc thân chủ và nhà tâm lý cùng thống nhất nội dung về kế hoạch tiếp theo của thân chủ, thân chủ với mong muốn có lịch trình sinh hoạt ổn định hơn cải thiện giấc ngủ để học tập được ổn.

Bài tập về nhà trong buổi này là: Luyện tập hít thở sâu vào buổi sáng (do thân chủ lựa chọn) và buổi tối trước khi đi ngủ. Lập bảng hoạt động hàng ngày, theo dõi tâm trạng 1 tuần và mang đi vào buổi trị liệu sau.

Nhận xét và đánh giá

Trong buổi làm việc thứ 2 thân chủ hợp tác với nhà trị liệu, mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ được thiết lập chặt chẽ hơn, thân chủ tin tưởng ở nhà tâm lý và có bộc lộ cảm xúc rõ ràng nhất là khi nói chuyện về người chồng, và những hình ảnh quá khứ của người bố. Nhà tâm lý trong buổi làm việc thứ 2 cũng đã nắm được rõ hơn về vấn đề của thân chủ, định hình dần về ca và hướng trị liệu cho các buổi tới. Mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ được thiết lập và tin tưởng hơn là điểm tích cực cho buổi trị liệu mà nhà tâm lý nhận thấy.

Buổi 3:

Mục tiêu:

- Cùng thân chủ thảo luận về những khó khăn đang gặp phải, giúp thân chủ nhận thức được những vấn đề của bản thân, lắng nghe những phàn nàn của thân chủ và những biện pháp thân chủ đã thực hiện trước đó với những khó khăn của chính mình.

- Hướng dẫn thân chủ về thư giãn dựa trên tưởng tượng giúp giảm căng thẳng

Kỹ thuật thực hiện

- Hỏi chuyện và quan sát lâm sàng - Liệu pháp thư giãn tĩnh

Nội dung buổi trị liệu

Trong buổi này, thân chủ có cách nói chuyện cởi mở hơn, thường xuyên mỉm cười khi nói chuyện. Thân chủ bảo rằng hôm nay cô ấy được rất nhiều nhân viên đến thăm, động viên cô ấy nhanh chóng mau khỏe để trở lại với công việc. Nhưng cô ấy cũng buồn vì nghĩ việc phải trở lại với công việc là cô ấy thấy chán nản, buồn bã. NTL phản hồi và thấu cảm với thân chủ về những điều đó.

Việc đầu tiên trong buổi này NTL cùng thân chủ xem lại bài tập thực hành mà cô ấy đã làm trong một tuần, đó là bảng đánh giá tâm trạng nhanh các ngày trong tuần. Thân chủ rất tuân thủ việc làm bài tập thực hành, hầu như ngày nào cô ấy cũng đánh giá tâm trạng. NTL củng cố, khen ngợi về việc thân chủ làm bài tập ở nhà. NTL cùng thân chủ phân tích mối quan hệ giữa cảm xúc và suy nghĩ.

Buổi này, cô ấy kể rằng hôm trước cô ấy đi khám dạ dày, và khi nhận được kết quả thì vô cùng lo lắng, mệt mỏi, cảm giác cầm tờ kết quả mà bàng hoàng và lo sợ. NTL hướng dẫn cho thân chủ thiết lập mô hình tình huống – cảm xúc – hành vi:

Một tình huống giả định được đưa ra để phân tích đó là một người thi trượt và có suy nghĩ mình thật ngu dốt.

NTL hỏi thân chủ rằng: Người đó sẽ cảm giác như thế nào?

Thân chủ trả lời: “Chắc người đó sẽ rất buồn

NTL phản hồi rằng: Đúng là người đó sẽ rất buồn và khi buồn lại càng suy nghĩ cuộc đời này thật là chán từ đó người đó càng trầm cảm thêm, chính suy nghĩ như vậy làm cho người đó buồn. NTL hỏi thân chủ vậy theo chị, muốn giảm cảm giác buồn thì chúng ta nên làm gì?

Thân chủ trả lời: “Thì đừng suy nghĩ nữa, suy nghĩ nhiều chỉ thêm buồn mà thôi” NTL phản hồi: Muốn giảm trầm cảm thì chúng ta cần có suy nghĩ tích cực hơn. Ví dụ: thi trượt đại học thì có thể năm nay đề rất khó, sang

năm sẽ cố gắng hơn. NTL hỏi rằng theo cô ấy nếu chúng thay bằng các suy nghĩ đó thì nỗi buồn chán của mình như thế nào? Thân chủ trả lời:“Thay đổi suy nghĩ thì chắc mình sẽ đỡ buồn hơn chứ ”

Sau đó, NTL đưa ra câu nói “Tư tưởng không thông bình đông cũng nặng” để phân tích mối quan hệ giữa sự kiện – suy nghĩ – tâm trạng. NTL hỏi rằng hiểu câu nói đó như thế nào?

Thân chủ trả lời “Theo mình hiểu, câu này ý nói rằng nếu tư tưởng

không thông thì cái bình đông nhẹ mà thấy nặng, làm việc gì cũng thấy nặng nề”

NTL phản hồi rằng: thân chủ nói rất đúng, bình đông là một vật dụng rất nhẹ, nhưng nếu tư tưởng không thông thì chúng ta sẽ có cảm giác rất nặng nề, bình đông là một sự kiện có thật, chúng ta gọi là A, cảm giác nặng là hậu quả chúng ta gọi là C, tư tưởng không thông chính là suy nghĩ không hợp lý chúng ta gọi là B.

Sau đó NTL hỏi rằng theo thân chủ cảm giác nặng này là do chính bình đông hay là do cái gì gây ra? trả lời rằng: “Do tư tưởng không thông nên làm cho mình thấy nặng nề” NTL phản hồi rằng chính tư tưởng không thông gây ra hậu quả, điều đó có nghĩa là chính suy nghĩ gây ra hậu quả chứ không phải do sự kiện gây ra hậu quả. Sau đó NTL vẽ mô hình ABC để T thấy rõ mối liên hệ giữa sự kiện - suy nghĩ- tâm trạng. Và NTL hỏi T rằng nếu muốn thay đổi C thì chúng ta nên làm gì thì T trả lời: “Chúng thay đổi B, là suy nghĩ không hợp lý”.

Sau đó NTL cùng thân chủ áp dụng mô hình ABC vào giải quyết trường hợp cụ thể của thân chủ nêu trên làm cho thân chủ trầm cảm và điền vào ô sự kiện A, tâm trạng buồn chán ở ô B, và hậu quả ở ô C. T đã điền như sau:

Bảng 3.12. Xác định mô hình ABCD

A B C D

Sự kiện Suy nghĩ không Hậu quả Tranh luận

hợp lý

Nhận kết quả - Mình bị bệnh - Lo lắng - Viêm dạ dày là khám bệnh bị rất nặng - Hoảng hốt căn bệnh phổ biến viêm dạ dày nặng - Bệnh này khó - Mất ngủ -Bác sĩ bảo bệnh

chữa khỏi mà sẽ này không

bị suốt đời nghiêm trọng lắm

- Có thể biến - Có thể dùng

chứng thành ung thuốc tây y và

thư dạ dày đông y để điều trị

NTL cùng thân chủ ôn lại những nội dung cơ bản của buổi trị liệu, đánh giá tâm trạng nhanh sau buổi trị liệu của T đã lên điểm 6. Cô ấy cũng bảo rằng cảm thấy khá hơn một chút sau buổi này và cố gắng suy nghĩ tích cực hơn. Khi hỏi rằng thích nhất phần nào trong nội dung này thì cô ấy bảo thích phần phân tích câu “Tư tưởng không thông vác bình đông cũng nặng” vì khi phân tích câu đó thành sự kiện, suy nghĩ, hậu quả cô ấy mới thấy rõ chính suy nghĩ làm cho cô ấy buồn chứ không phải sự kiện. Sau đó NTL hướng dẫn thực hành bài tập về nhà và hẹn thời gian của buổi tiếp theo.

Nhận xét và đánh giá

Trong buổi trị liệu thứ 3 này thân chủ có những điểm tích cực hơn về trạng thái cảm xúc và sự phối hợp với nhà tâm lý, thân chủ có trạng thái thư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá hiệu quả liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần hà nội năm 2021 (Trang 52 - 67)