Kết quả chẩn đoán tình trạng trầm cảm của thân chủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá hiệu quả liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần hà nội năm 2021 (Trang 50 - 52)

7 phổ biến Giảm tập trung chú ý 6 40,0 11 3,3 1 56, 0,

3.4.2. Kết quả chẩn đoán tình trạng trầm cảm của thân chủ

3.4.2.1. Đánh giá sơ bộ

Qua trò chuyện lâm sàng với thân chủ, người trợ giúp nhận thấy một số vấn đề nổi bật như sau:

Về sức khỏe tâm thần, thân chủ có các triệu chứng của trầm cảm (gồm các biểu hiện căng thẳng, buồn, thiếu sinh lực, cảm thấy mình vô dụng, mất hứng thú xã hội…). Các triệu chứng lo âu – ám ảnh (lo âu, sợ hãi, có những ám ảnh ở quá khứ về bố say rượu). Cơ thể và sức khỏe thể chất, lúc nào thân chủ cũng cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú với công việc, ăn không ngon miệng.

Về các mối quan hệ, thân chủ có mâu thuẫn với chồng. Thân chủ cảm thấy áp lực khi phải đối mặt với chồng, mối quan hệ không được tốt, tỏ ra lạnh nhạt, ít quan tâm đến con.

Về các chức năng hoạt động khác, thân chủ không muốn tham gia các hoạt động vui chơi, cũng như các hoạt động gây hứng thú trước đây.

Về nguy cơ tự tử, thân chủ đã từng có suy nghĩ tự tử khi còn học lớp 8. Tuy nhiên thân chủ chưa lên kế hoạch tự sát khi suy nghĩ tự sát ở thời điểm trước đây xuất hiện. Mức độ nguy cơ tự tử hiện tại, hiện tại do thân chủ đã được sử dụng thuốc chống trầm cảm nên ý nghĩ về tự sát không còn, hiện tại thân chủ nói rằng suy nghĩ tự sát không còn nữa.

3.4.2.2. Đánh giá theo ICD-10

Đối chiếu các triệu chứng với tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD – 10, 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm đều được thể hiện rõ ở thân chủ:

+ Giảm khí sắc: thân chủ cảm thấy buồn vô cớ, chán nản, ảm đạm, thất vọng, bơ vơ và bất hạnh, cảm thấy không có lối thoát, đôi khi nét mặt bất động, thờ ơ, vô cảm… Lần đầu gặp người trợ giúp tại bệnh viện khi thân chủ đến lấy thuốc, dù chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tên tuổi, vấn đề đang gặp phải

và một số mong muốn của mình, thân chủ đã khó trong việc kiểm soát cảm xúc của mình (phân vân rất lâu trước khi bước vào phòng, nói nhanh, vấp, vòng vo và khi nói đến vấn đề của mình thân chủ đã rớm nước mắt).

+ Mất mọi quan tâm và thích thú: là triệu chứng hầu như luôn xuất hiện. Thân chủ thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích cũ như: đọc sách, thiền, tham gia công việc kinh doanh.

+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

Đồng thời, thân chủ cũng thể hiện 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm: + Giảm sút sự tập trung, chú ý: trong công việc, thân chủ khó tập trung dẫn đến lo lắng làm sai, không để ý đến mọi việc xung quanh. Nhiều lúc hay quên, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin: trước khi thân chủ gặp khó khăn về tâm lý thân chủ đã luôn cho rằng mình thua kém mọi người về hoàn cảnh gia đình.

+ Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan: thân chủ cho rằng bản thân khó có thể thành công trong công việc, bệnh của mình có thể sẽ phải dùng thuốc thời gian dài, nên mong muốn của thân chủ là bệnh của thân chủ trở nên ổn định hơn, thân chủ có thể cố gắng làm việc lo cho bản thân và gia đình.

+ Rối loạn giấc ngủ: thân chủ thường xuyên mất ngủ, phải nhờ sự hỗ trợ của thuốc, thức dậy luôn mệt mỏi, uể oải.

+ Ăn ít ngon miệng.

+ Không có ý tưởng tự sát

3.4.2.3. Đánh giá theo trắc nghiệm Hamilton

Kết quả test Hamilton A = 18, Hamilton D = 22

3.4.2.4. Kết luận chẩn đoán

Theo các triệu chứng lâm sàng và kết quả test ở bệnh nhân, có thể kết luận bệnh nhân có rối loạn trầm cảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá hiệu quả liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần hà nội năm 2021 (Trang 50 - 52)