Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sự Biến Đổi Một Số Chỉ Tiêu Lâm Sàng, Vi Khuẩn Học Và Thử Nghiệm Điều Trị Bệnh Viêm Tử Cung Ở Lợn Nái Ngoại Bằng Chế Phẩm Có Nguồn Gốc Thảo Dược (Trang 26 - 27)

L ời cảm ơn

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới ngành chăn nuôi đang rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Để cải tạo chất lượng đàn giống thì việchạn chế bệnh sinh sản đặc biệt là bệnh viêm tử cung là vấn đề cần quan tâm. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên các khía cạnh khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản giảm thiểu được tác hại của bệnh này. Sobko & Gadenko (1978) khi nghiên cứu về bệnh viêm tử cung thông báo:

Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhầy ở bộ máy sinh dục.

Theo Madec & Neva (1995), bệnh viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ

trước đến lần động dục tiếp theo là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Ông cũng cho biết, khi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái ở xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) năm 1991 thì phát hiện thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Kirwood (1999) tiến hành nghiên cứu bệnh viêm tử cung rên đàn lợn nái tại Vương quốc Anh cho biết tỉ lệ mắc bệnh này biến động từ 11,1 - 37,2%. Ivashkevich & cs. (2011) thông báo: Tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái tại

Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%. Waller & cs. (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến khả năng sinh sản của lợn mẹ cho rằng: Lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn với lợn mẹ không bị viêm viêm. Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái bao gồm điều kiện vệ sinh không tốt (Hultén & cs., 2004),

lợn không có đủ thời gian thích nghi với chuồng đẻ trước khi đẻ (Papadopoulos & cs., 2010) và nhiệt độ môi trường cao (Messias De Braganc & cs., 1998; Quiniou & Noblet, 1999), Boma & Bilkei (2006) cho biết: Lợn nái ở các lứa đẻ

2; 3 - 5 và > 5 thì sự biến đổi bệnh lí ở hệ sinh dục, tiết niệu nói chung và ở tử

cung nói riêng dần dần tăng lên. Glock & Bilkei (2005) cũng cho rằng lợn nái ở các lứa đẻ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ở đường sinh dục

lứa đẻcao đượccho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái (Dial & Maclachion, 1988; Dee, 1992).

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Sự Biến Đổi Một Số Chỉ Tiêu Lâm Sàng, Vi Khuẩn Học Và Thử Nghiệm Điều Trị Bệnh Viêm Tử Cung Ở Lợn Nái Ngoại Bằng Chế Phẩm Có Nguồn Gốc Thảo Dược (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)