Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.5. Can thiệp bằng tay
Quan sát và theo dõi các nái có biểu hiện sau: + Mang thai dài hơn 116 ngày.
+ Bỏ ăn, dịch tiết có máu và phân lợn con nhưng không rặn, rặn nhưng
không ra con.
+ Khoảng thời gian giữa mỗi con lợn dài hơn 1 giờ và bụng lợn nái vẫn
cịn to.
+ Có mùi hôi, tanh dịch tiết màu nâu, xám, lợn nái đỏ mắt, kiệt sức sau khi
đau bụng kéo dài, thở dốc, khơng đứng nổi.
Sau khi kiểm tra và đốn chắc là nái đang đẻ khó, chúng ta cần thực hiện
ngay các biện pháp can thiệp xem có lợn con đang nằm kẹt ở cổ tử cung không? Nên cẩn thận vừa kiểm tra vừa xoa bóp bầu vú lợn sẽ tránh được tình trạng đang kiểm tra mà nái đứng lên. Khi kiểm tra cổ tử cung, tại đây ta có 2 trường hợp:
- Khơng có lợn con trong cổ tử cung =>xem xét sử dụng oxytocin để tăng
cường các cơn co bóp tử cung.
Khi lợn con cuối cùng khô, tiến hành kiểm tra, thăm khám lại bên trong lần
nữa để xác định xem có cịn lợn con khơng. Sau đó, bắt buộc phải tiêm kháng
sinh và kháng viêm để tránh viêm tử cung, mất sữa.
* Cách can thiệp bằng tay:
Việc can thiệp cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Các cơ quan bên trong dạ con rất dễ tổn thương dẫn đến viêm, sưng, chảy máu, nặng hơn có thể làm chết lợn mẹ và lợn con.
+ Nên có kiến thức về cơ quan sinh sản của heo.
+ Rửa sạch khu vực xung quanh hậu môn và âm hộ heo mẹ.
+ Cắt ngắn móng tay, cánh tay cần được rửa sạch bằng xà phòng, đeo găng
tay và bôi thật nhiều gel bôi trơn.
+ Chụm đầu các ngón tay lại, khi mở mép âm hộ ra, nhẹ nhàng đưa tay vào trong.
+ Tay có thể cảm nhận được độ rộng, hẹp của khung xương chậu. + Nếu con nái chưa sẵn sàng đẻ thì cổ tử cung sẽ đóng.
+ Chúng ta có thể đưa tay vào sâu tận bên trong cả 2 bên sừng tử cung. + Dạ con cần được kiểm tra xem có tổn thương khơng (sưng, viêm).