Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.9. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên tổng số 50 con nái bị viêm tử cung.
Chia 2 lơ thí nghiệm mỗi lơ 25 nái mắc bệnh viêm tử cung để tiến hành điều trị.
+ Sử dụng 02 phác đồ, phác đồ 01 điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh
Norfloxacin (đây là kháng sinh được dùng phổ biến trong chăn nuôi và mang lại
hiệu quả điều trị khá cao) được dùng làm đối chứng, phác đồ 2 (phác đồ thử nghiệm) thay thế kháng sinh này bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù. Cụ thể, 02 phác đồ được chúng tôi sử dụng như sau:
* Phác đồ 1: Rivanol 0,1%, 3000ml thụt rửa tử cung ngày 1 lần, sau khi kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài.
Dùng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha trong 50ml nước sinh lý thụt vào tử cung.
Vitamin ADE, B.complex 10ml tiêm bắp ngày 1 lần. Liệu trình điều trị 3 - 7 ngày.
* Phác đồ 2: Tương tự như phác đồ 01 chỉ khác ở chỗ thay thuốc kháng sinh
Norfloxacin bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù liều 01ml/5kg thể trọng.
quản lí. Lợn được điều trị ngay khi có triệu chứng viêm tử cung (sốt cao, dịch hồng, hơi thối, có mủ). Trước khi tiến hành điều trị bệnh, mẫu dịch tử cung được lấy để kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí.
Sau khi điều trị được 5 ngày, mẫu dịch tử cung lại được lấy lần 2 và kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh như ở mẫu ban đầu.
Lợn được coi là khỏi bệnh viêm tử cung khi khơng cịn các triệu chứng sốt, mệt mỏi, kém ăn, từ cơ quan sinh dục khơng cịn thải dịch ra ngoài những trường hợp nghi ngờ được kiểm tra lại bằng phản ứng Whiteside test cho kết quả (-) tính. Sau khi điều trị xong tiến hành: Xác định hệu quả của phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung lợn bằng chế phẩm có nguồn góc thảo dược bằng phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh.