Khái quát chung về nhà máy Z

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 29 - 38)

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Nhà máy Z119 (Quân chủng Phòng không - Không quân)1 là cơ sở sửa chữa, sản xuất vật tư, khí tài ra-đa cho toàn quân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đội ngũ cán bộ, thợ kỹ thuật của Nhà máy đã tích cực bám máy, bám đài, vừa tổ chức sửa chữa khí tài tại Nhà máy, vừa cơ động sửa chữa ngay tại các trận địa, phục vụ kịp thời cho chiến đấu. Nhà máy có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao tính năng, hiệu quả chiến đấu của vũ khí, khí tài, như: sản xuất chân súng bắn máy bay DKD-71; bộ tạo mục tiêu giả; bộ tạo khói che phủ mục tiêu chống bom từ trường của địch; cải tiến Ra-đa CON9A thành Ra-đa K102, K103, K104. Cùng với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, chế tạo thiết bị phá bom từ trường BTR15; cải tiến Ra-đa K8-60 hỗ trợ bắt, chỉ thị mục tiêu cho đài điều khiển tên lửa, … góp phần vào sự phát triển, lớn mạnh và thành tích vẻ vang của Bộ đội Phòng không - Không quân.

Bước sang thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà máy đã có nhiều chủ trương, biện pháp trong thực hiện nhiệm vụ và thu được kết quả tích cực. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhà máy có bước phát triển nhanh, vững chắc, trở thành cơ sở đầu ngành về sửa chữa, bảo đảm ra-đa của Quân đội ta. Ghi nhận những thành tích xuất sắc đó, Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, nhất là xây dựng Quân chủng tiến thẳng lên hiện đại, nhiệm vụ của Nhà máy có bước phát triển, số lượng khí tài ra-đa cần sửa chữa, nâng cấp, đồng bộ lớn; đầu mối bảo đảm hầu khắp trên cả nước, v.v. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà máy đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trước hết là xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuẩn hóa về trình độ, tay nghề; xác định đây là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của Nhà máy cả trước mắt và lâu dài. Trước thực tế, phần lớn đội ngũ cán bộ, kỹ sư và thợ kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao của Nhà máy đều đã lớn tuổi, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà máy chủ trương đẩy mạnh tạo nguồn, bồi dưỡng xây dựng nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao, chuẩn hóa về trình độ, tay nghề theo từng vị trí công tác, cân đối giữa các chuyên ngành. Theo đó, Nhà máy đã rà soát, xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ kỹ thuật. Những năm qua, Nhà máy đã tích cực tạo nguồn từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội. Mặt khác, Nhà máy còn phối hợp với các viện, trung tâm khoa học, các học viện, nhà trường trong và ngoài nước cử cán bộ, công nhân đi đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ. Đồng thời, có chính sách ưu tiên tuyển dụng đội ngũ thợ trẻ, khỏe, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội, nhất là con em cán bộ, công nhân của Nhà máy và huy động nguồn nhân lực bên ngoài có trình độ, tay nghề phù hợp vào làm việc (lao động hợp đồng).

Cùng với đó, Nhà máy đẩy mạnh bồi dưỡng, rèn luyện toàn diện cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ kỹ thuật cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kỷ luật và trình độ chuyên môn. Cùng với việc phát huy vai trò của đội ngũ thợ tay nghề bậc cao truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau, Nhà máy duy trì nền nếp công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, sát với thực tế sản xuất, sửa chữa của từng phân xưởng. Trong

đó, chú trọng huấn luyện khai thác, sử dụng, làm chủ công nghệ, máy móc, thiết bị mới; quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ thợ trẻ, tạo điều kiện để kỹ sư trẻ, mới ra trường nghiên cứu, làm việc. Để đạt hiệu quả cao, Nhà máy đi sâu huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên, thợ kỹ thuật đã qua đào tạo chuyên ngành ra-đa (là lực lượng thợ lành nghề chủ yếu của Nhà máy), để họ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa có năng lực tiếp thu công nghệ mới về sản xuất, sửa chữa khí tài ra-đa mới, cải tiến. Nhà máy còn giao nhiệm vụ, tạo cơ chế nhằm khuyến khích thợ lành nghề tổ chức bồi dưỡng, đào tạo thợ trẻ thông qua thực tế sửa chữa các sản phẩm tại Nhà máy. Đặc biệt, Đảng uỷ, Ban Giám đốc chú trọng lựa chọn, cử hàng chục lượt kỹ sư trẻ, công nhân, thợ kỹ thuật có tay nghề cao đi học tập tại nước ngoài hay tham gia các dự án, các lớp bồi dưỡng chuyển giao công nghệ mới, xem đây là một trong những biện pháp quan trọng để họ nâng cao trình độ, tay nghề, làm chủ công nghệ mới. Những năm gần đây, Nhà máy đã tổ chức huấn luyện được 15 lớp kỹ thuật phục vụ sản xuất, sửa chữa khí tài tại các dự án được giao. Đồng thời, tổ chức thi nâng bậc thợ một cách chặt chẽ, nghiêm túc để đánh giá thực chất trình độ, năng lực của đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân để sử dụng phù hợp.

Bên cạnh việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, Nhà máy

đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa khí tài, vật tư. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân chủng tiến thẳng lên hiện đại, ngoài việc sửa chữa, sản xuất các loại vật tư, khí tài ra-đa truyền thống, từ năm 2010, Nhà máy được giao thực hiện Dự án cải tiến Ra-đa п-18, với mục tiêu là: nhận và chuyển giao công nghệ để cải tiến đài Ra-đa п-18 thành п- 18M hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời của Quân chủng. Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật lành nghề, làm chủ dây chuyền công nghệ; sửa chữa, tăng

định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nếu thực hiện tốt sẽ tạo nền tảng để tiếp cận công nghệ chuyên ngành hiện đại, nâng cao một bước năng lực thực hiện nhiệm vụ của Nhà máy. Theo đó, Nhà máy đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục Kỹ thuật Quân chủng xây dựng kế hoạch thực hiện và chuẩn bị chu đáo từ con người đến cơ sở hạ tầng, mặt bằng công nghệ cho việc triển khai Dự án. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, sau thời gian học tập tại nước bạn, Nhà máy đã tiến hành tiếp nhận, lắp đặt thành công thiết bị, dây chuyền công nghệ mới. Thực hiện giai đoạn 2 của Dự án, đội ngũ cán bộ, công nhân của Nhà máy đã làm chủ dây chuyền công nghệ đã chuyển giao, được Cục Kỹ thuật Quân chủng, Bộ Quốc phòng và chuyên gia bạn đánh giá cao. Kết quả đó tạo cơ sở để Nhà máy tiếp tục thực hiện các dự án tiếp theo.

Song song với tiếp nhận, phát triển công nghệ mới, Nhà máy chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất, sửa chữa khí tài, đẩy mạnh sản xuất, phục hồi vật tư kỹ thuật tại Nhà máy và làm nhiệm vụ sửa chữa cơ động tại các đơn vị. Để nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa vật tư, khí tài, tiết kiệm chi phí, Nhà máy động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công nhân viên tích cực nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, có 205 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, sửa chữa, góp phần khắc phục khó khăn về khan hiếm vật tư, đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, làm lợi cho ngân sách hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2014, đã có 26 sáng kiến cải tiến kỹ thuật (có 04 đề tài cấp Bộ Quốc phòng) được áp dụng vào quá trình sản xuất, sửa chữa tại Nhà máy. Tiêu biểu là Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị kiểm tra, tự động xác định hỏng hóc và chỉ dẫn sửa chữa cho một số mảng chức năng kỹ thuật số đài Ra-đa 1л13- 3”. Bằng các biện pháp đồng bộ, Nhà máy luôn hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ, chất lượng sản phẩm xuất xưởng được nâng lên. Những năm qua, cán bộ,

công nhân của Nhà máy đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều thiết bị vật tư kỹ thuật công nghệ cao; sản xuất, sửa chữa, phục hồi hàng trăm chủng loại máy điện, khí cụ điện, hàng nghìn chi tiết cơ khí, phụ kiện đồng bộ đưa vào sửa chữa khí tài và cung cấp cho đơn vị, phục vụ kịp thời nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Giá trị vật tư sản xuất, phục hồi hằng năm đạt từ 152,4% trở lên, giá trị sản lượng hàng hóa đều vượt từ 10,6% đến 18,4%.

Từ thực tiễn xây dựng và phát triển, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà máy luôn nhận rõ xây dựng Nhà máy vững mạnh toàn diện là yếu tố quan trọng, đảm bảo vững chắc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở quán triệt, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, trực tiếp là Đảng uỷ, chỉ huy Cục Kỹ thuật Quân chủng; Đảng uỷ, Ban Giám đốc Nhà máy thường xuyên quán triệt, phổ biến nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, kịp thời thông tin tình hình, định hướng nhận thức, tư tưởng đúng đắn cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, coi trọng xây dựng, kiện toàn các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng vững mạnh, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, trọng tâm là đổi mới phương pháp xây dựng, triển khai thực hiện nghị quyết lãnh đạo. Nhà máy coi trọng phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng Nhà máy vững mạnh toàn diện. Mặt khác, Nhà máy thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của cán bộ, công nhân viên. Để đội ngũ cán bộ, công nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với công việc, Đảng ủy, Ban Giám đốc đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn, bảo đảm đời sống cho cán bộ, công nhân viên, nhất là nâng cao thu nhập thực tế. Việc bảo đảm chế độ, chính sách hậu phương cho cán bộ, công nhân viên luôn được Nhà máy quan tâm; thực hiện

đối với những tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến làm lợi cho Nhà máy; tạo điều kiện giúp đỡ, động viên những gia đình còn khó khăn, con em cán bộ, công nhân viên học tập tốt, rèn luyện tốt, v.v. Với cách làm đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Nhà máy luôn yên tâm, phấn khởi, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá đảng viên hằng năm có 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, có trên 86,5% hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ; 05 năm liên tục (từ năm 2010 đến năm 2014), Đảng bộ Nhà máy đạt trong sạch, vững mạnh, v.v.

Phát huy truyền thống Anh hùng, Nhà máy Z119 đang vững bước đi lên, giữ cho những cánh sóng, “mắt thần” canh trời thêm khỏe, thêm sáng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy Chức năng

Nhà máy Z119 có chức năng sửa chữa vừa đồng bộ, sửa chữa lớn bộ phận khí tài radar cảnh giới, dẫn đường thuộc QC PK-KQ, ra đa bờ của Quân chủng Hải quân và rađa Binh chủng Pháo binh; sửa chữa vừa, sửa chữa lớn ô tô, xe đặc chủng, trạm nguồn điện đồng bộ với khí tài radar và cần trục các loại của Quân chủng; sản xuất khôi phục một phần vật tư linh kiện, phụ tùng thay thế theo khả năng trong thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu sửa chữa, huấn luyện. Nhà máy trực thuộc Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ, chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của các phòng, ban chuyên ngành của Quân chủng.

Nhiệm vụ

- Sửa chữa vừa và sửa chữa lớn bộ phận khí tài radar cảnh giới, dẫn đường thuộc QC PK-KQ, radar bờ của QC Hải quân và radar Binh chủng Pháo binh.

- Sửa chữa vừa, sửa chữa lớn ô tô, xe đặc chủng, trạm nguồn điện đồng bộ với khí tài radar và cẩu trục các loại của Quân chủng.

- Tổ chức cơ động sửa chữa tại các đơn vị theo lệnh của Thủ trưởng cấp trên.

- Sản xuất khôi phục một phần vật tư linh kiện, phụ tùng thay thế theo khả năng trong thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu sửa chữa, huấn luyện.

- Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ KHCN mới trong sản xuất, sửa chữa; học tập huấn luyện nâng cao tay nghề nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; khai thác sửa chữa khí tài trang bị.

- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa (bộ phận hoặc đồng bộ) các loại khí tài ra đa theo kế hoạch đột xuất phục vụ chiến đấu, huấn luyện của Quân chủng.

- Tận dụng thời gian, thiết bị máy móc, tổ chức làm kinh tế theo quy định của Pháp luật; xây dựng nhà máy vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chất lượng đào tạo cán bộ nhân viên tại nhà máy Z119.

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy:

Bộ máy tổ chức và quản lý của nhà máy Z119 được xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng. Cấu trúc này là nhóm những nhân viên theo chức năng hoạt động cụ thể tại từng lĩnh vực khác nhau và đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, các phòng ban được phân chia quản lý độc lập. Đứng đầu các phòng ban chức năng thường là các chuyên gia hoặc nhân viên chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và nắm vững các thể chế hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đồng thời, người đứng đầu phòng ban phải có kinh nghiệm xử lý các tình huống cụ thể để tham mưu giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn.

Trong cơ cấu bộ máy nhân sự của nhà máy Z119, đứng đầu bộ máy là Ban giám đốc, bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc chính trị, Phó giám đốc sản xuất, Phó giám đốc dự án và Phó giám đốc kỹ thuật. Giám đốc của nhà máy là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động đối nội, đối ngoại của trung tâm. Bên dưới Giám đốc là các phó giám đốc thuộc các lĩnh vực: sản xuất, dự án, chính trị, kỹ thuật…ở cùng một cấp và ngang hàng nhau. Các phó giám đốc có chức năng như nhau, tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực chuyên sâu mà mình phụ trách. Quan hệ của giám đốc với các phó giám đốc là quan hệ phục tùng và quan hệ giữa các phó giám đốc là quan hệ phối hợp cộng tác. Ban giám đốc Phó giám đốc chính trị (Chính ủy) Phó giám đốc

sản xuất Phó giám đốc dựán Phó giám đốc kỹthuật.

Hình 1: Mô hình tổ chức ban lãnh đạo tại nhà máy Z119

Phó giám đốc chính trị: Hay còn gọi là Chính ủy hoặc Chính ủy viên, là cán bộ chuyên trách đại diện chính trị thực hiện các quyền giám sát về chính trị đối với các chỉ huy quân sự và lãnh đạo công tác giáo dục chính trị trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w