Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 57 - 58)

Quản đốc Phó quản

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Thứ nhất, dựa trên tình hình thực tế tại nhà máy, chất lượng cán bộ nhân viên tại nhà máy có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nhân viên, thợ sửa chữa sản xuất tại nhà máy tay nghề còn yếu, trình độ đào tạo chuyên môn chỉ ở bậc sơ cấp hoặc trung cấp. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao tại nhà máy chiếm tỷ lệ rất ít, hầu hết đều tập trung đối với các cán bộ trong ban lãnh đạo của nhà máy. Đồng thời chất lượng chuyên môn đào tạo đối với nhân viên và thợ tại các phân xưởng phân bố chưa đồng đều. Điều đó phần nào gây khó khăn trong quá trình hoạt động, sản xuất của nhà máy, đồng thời khó để nhà máy có thể hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Bởi vậy cần đưa ra các đề xuất và giải pháp phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy để đưa ra các chính sách bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên tại nhà máy, tạo môi trường làm cạnh tranh năng động cho cán bộ nhân viên tại nhà máy.

Thứ hai, nhu cầu biên chế của cán bộ nhân viên tại nhà máy còn rất nhiều, cầu hết tập trung ở cán bộ nhân viên là công nhân quốc phòng. Bởi vậy, nhà máy cũng cần đưa ra các chính sách quản trị nhân lực, tuyển dụng biên chế sao cho phù hợp với ngân sách và đáp ứng nhu cầu biên chế của cán bộ công nhân viên tại nhà máy, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và ổn định đối với cán bộ nhân viên.

Thứ ba, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, nhất là xây dựng Quân chủng tiến thẳng lên hiện đại, nhiệm vụ của Nhà máy có bước phát triển, số lượng khí tài ra-đa cần sửa chữa, nâng cấp, đồng bộ

tiêu, vấn đề quản trị nhân lực tại nhà máy rất cần được đảm bảo và ưu tiên lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w