Tổ chức đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 62 - 65)

Quản đốc Phó quản

3.2.2 Tổ chức đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao

Rà soát, xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ kỹ thuật. Nhà máy cần tích cực tạo nguồn từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội. Mặt khác, Nhà máy còn có thể phối hợp với các viện, trung tâm khoa học, các học viện, nhà trường trong và ngoài nước cử cán bộ, công nhân đi đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ. Đồng thời, có chính sách ưu tiên tuyển dụng đội ngũ thợ trẻ, khỏe, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội, nhất là con em cán bộ, công nhân của Nhà máy và huy động nguồn nhân lực bên ngoài có trình độ, tay nghề phù hợp vào làm việc (lao động hợp đồng).

Cùng với đó, Nhà máy đẩy mạnh bồi dưỡng, rèn luyện toàn diện cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ kỹ thuật cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kỷ luật và trình độ chuyên môn:

Chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực chủ yếu. Mỗi lĩnh vực chủ yếu của Nhà máy cần quy hoạch và đào tạo có 2-3 chuyên gia hàng đầu có uy tín, đủ năng lực xây dựng và

thực hiện những đề tài nghiên cứu ở cấp Bộ trở lên. Lựa chọn trong số đó những hạt nhân ưu tú, bồi dưỡng và tạo cho họ một điều kiện, cơ chế đặc thù để họ có thể dành toàn tâm, toàn lực cho công việc và nhất thiết không sử dụng họ làm công tác quản lý đơn vị. Liên kết đào tạo, gửi cán bộ đi học trong nước và ngoài nước thông qua các chương trình mua sắm, các dự án để mở mang kiến thức, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ các đối tác.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học: Ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) là công cụ để cán bộ có thể tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại; cũng như khai thác, sử dụng các tài liệu được chuyển giao từ đối tác nước ngoài hoặc các tài liệu kỹ thuật theo các thiết bị, máy móc... và có cơ hội được học tập tại các nước có nền giáo dục tiên tiến, phát triển. Tin học giúp cho cán bộ nhân viên triển khai công việc của mình một cách chuyên nghiệp, dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, Nhà máy cần hết sức chú ý hoạt động bồi dưỡng dưới nhiều hình thức, với nhiều cơ chế khuyến khích để có được một lực lượng đông đảo cán bộ biết sử dụng ngoại ngữ và nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Một lợi thế đối với Nhà máy là hiện nay có nhiều cán bộ được đào tạo từ nước ngoài như Nga, CH Séc, Ucraina, đây là những cán bộ sử dụng ngoại ngữ tốt, có thể bồi dưỡng ngoại ngữ cho các cán bộ khác một cách hiệu quả, sát với nhiệm vụ từng người.

Huấn luyện khai thác làm chủ công nghệ mới. Cùng với việc phát huy vai trò của đội ngũ thợ tay nghề bậc cao truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau, duy trì nền nếp công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, sát với thực tế sản xuất, sửa chữa của từng phân xưởng. Trong đó, chú trọng huấn luyện khai thác, sử dụng, làm chủ công nghệ, máy móc, thiết bị mới; quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ thợ trẻ, tạo điều kiện để kỹ sư trẻ, mới ra trường nghiên cứu, làm việc. Để đạt hiệu quả cao, Nhà máy đi

ngũ kỹ thuật viên, thợ kỹ thuật đã qua đào tạo chuyên ngành ra-đa (là lực lượng thợ lành nghề chủ yếu của Nhà máy), để họ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa có năng lực tiếp thu công nghệ mới về sản xuất, sửa chữa khí tài ra-đa mới, cải tiến. Nhà máy còn giao nhiệm vụ, tạo cơ chế nhằm khuyến khích thợ lành nghề tổ chức bồi dưỡng, đào tạo thợ trẻ thông qua thực tế sửa chữa các sản phẩm tại Nhà máy. Đặc biệt, Đảng uỷ, Ban Giám đốc chú trọng lựa chọn, cử hàng chục lượt kỹ sư trẻ, công nhân, thợ kỹ thuật có tay nghề cao đi học tập tại nước ngoài hay tham gia các dự án, các lớp bồi dưỡng chuyển giao công nghệ mới, xem đây là một trong những biện pháp quan trọng để họ nâng cao trình độ, tay nghề, làm chủ công nghệ mới. Những năm gần đây, Nhà máy đã tổ chức huấn luyện được 15 lớp kỹ thuật phục vụ sản xuất, sửa chữa khí tài tại các dự án được giao. Đồng thời, tổ chức thi nâng bậc thợ một cách chặt chẽ, nghiêm túc để đánh giá thực chất trình độ, năng lực của đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân để sử dụng phù hợp.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị đối với các thành viên ban lãnh đạo: Nâng cao trình độ chính trị, tổ chức hoạt động đào tạo bồi dưỡng huấn luyện công tác quản trị nhân lực đối với thành viên ban lãnh đạo. Đồng thời đưa ra chiến lược, sách lược kế hoạch phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực của nhà máy.

Tuyển dụng nhân lực với trình độ chuyên môn cao: Nhà máy cần xây dựng các chính sách đãi ngộ, xây dựng môi trường cạnh tranh, năng động, sáng tạo và phát triển nhằm mục đích thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài nhà máy. Đưa ra các chính sách tuyển dụng những cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu hoạt động và sản xuất của nhà máy.

Với các nội dung đào tạo bồi dưỡng như trên, cần phân định rõ, cụ thể số cán bộ nào cần đào tạo chuyên sâu để đảm trách các vị trí chuyên gia đầu ngành, số cán bộ nào cần đào tạo nâng cao trình độ để đảm nhiệm các vị trí quản lý. Đây là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên sát

với thực tế, đáp ứng cho nhu cầu của Nhà máy. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần linh hoạt kết hợp các hình thức tùy thuộc vào chương trình và mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị nhân lực tại nhà máy z119 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w