Chính định: tĩnh tâm, tập trung tư tưởng suy nghĩ về Tứ diệu đế, vô ngã, vô thường…

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 25 - 28)

(1). Bản thể luận trong triết học của Đạo Phật.

Thực hiện Bát chính đạo, con người có thể diệt trừ vô minh => giác ngộ => giải thoát => nhập vào cõi “niết bàn” - Nirvana. Niết Bàn là trạng thái yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử, luân hồi. Như vậy Phật giáo có tư tưởng biện chứng, nhưng mang tính duy tâm chủ quan.

Chú ý: Bát chính đạo còn gọi là Tam học: Tuệ (chính kiến, chính tư duy, chính ngữ), Giới (chính nghiệp, chính mệnh), Định (chính tinh tiến, chính niệm, chính định)

Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng về thế giới. Phật giáo khuyên con người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên trong triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan, không tưởng và duy tâm  

về xã hội.

Phật giáo Việt Nam là Phật giáo đã được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, là một trong ba thành phần của “Tam giáo đồng nguyên”, Nho - Phật - Lão.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên theo con đường Hồ Tiêu (đường thủy) và con đường Đồng Cỏ (đường bộ).

Với những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, nhân dân ta nhanh chóng tiếp nhận và hình thành nên Phật giáo Việt Nam.

Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam trải qua các thời kỳ gắn liền với các triều đại phong kiến. Thời kỳ du nhập và hình thành (thế kỷ II – V), tiếp theo là thời kỳ phát triển (thế kỷ VI – IX). Phật giáo Việt Nam cực thịnh và trở thành quốc giáo vào triều đại Lý – Trần (thế kỷ X – XIII) sau đó suy thoái vào thời nhà Hậu Lê đến thế kỷ XIX. Từ thế kỷ XX đến nay là thời kỳ phục hưng của PG Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 25 - 28)