Nho Giáo thời Minh – Thanh…

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 38 - 42)

Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho giáo thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng cơ bản:

- Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá đời sống xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều (cứng nhắc, siêu hình) trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh.

- Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương - Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v… Vì của thuyết Âm Dương - Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v… Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa. Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là Phật giáo. Sự kết hợp các tư tưởng triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho gia đã có ngay từ thời Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử. Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới mức nhuần nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 - 1279).

Sự phát triển của Nho gia thời hậu kỳ

(c). Nho gia thời hiện đại: Nho gia thời hiện đại ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapo… là sự tiếp thu và cải tạo các giá trị của Nho gia và Nho giáo cho phù hợp với XH thời hiện đại (TK XX – XXI), thành cái gọi là “Tân Nho gia”, “Tân Khổng giáo”, “Tân Nho giáo”… Những tư tưởng đó đã trở thành một trong những nhân tố cơ bản làm nên những thần kỳ kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapo…

=>Những giá trị nhân văn sâu sắc của của Nho gia là một trong những giá trị tiêu biểu của Triết học và VH Phương Đông, đang được tiếp thu và phát triển thành một nhân tố cơ bản và phổ quát toàn cầu của nền VM mới trong TK XXI…

Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo đã được du nhập từ rất sớm và được tiếp thu, cải tạo thành cái gọi là “Tam giáo đồng nguyên” (Nho - Phật – Lão) rất đặc sắc của người Việt. Từ nửa cuối thời nhà Trần về sau, Nho giáo luôn giữ vai trò “Quốc giáo” của Việt Nam, và có vai trò rất to lớn trong việc hình thành tư tưởng Việt Nam thời phong kiến, đặc biệt là những tư tưởng về dựng nước, giữ nước rất độc đáo và cũng khá thành công của các triều đại phong kiến Việt Nam…

Hiện nay, nhiều tư tưởng của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng trong văn hóa và đời sống của nhân dân Việt Nam, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực…

Trong thực tiễn “Đổi mới” hiện nay, chúng ta cần hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thời chắt lọc, cải tạo và phát huy những mặt tích cực của tư tưởng Nho, Phật, Lão để xây dựng thành công “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”…

Bản thể luận trong triết học của Đạo gia.

Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr. CN). Học thuyết của ông được Dương Chu và Trang Tử thời Chiến quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng…

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 38 - 42)