Khổng tử cũng tin là có quỷ thần, nhưng lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối số phận con người, nên Ông phê phán sự mê tín, dị đoan QĐ “Kính nhi, viễn tri”…

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 32 - 37)

phán sự mê tín, dị đoan. QĐ “Kính nhi, viễn tri”…

Q.Niệm về đạo đức (Cốt lõi của tư tưởng Nho Gia). Theo Nho gia:

- “Đạo” là Q/luật vận hành của trời đất, vạn vật…, “Đạo” của con người và XH là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp… và nếu làm được như vậy thì con người sẽ đạt được “Đức sáng”, tức là những phẩm chất dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp… và nếu làm được như vậy thì con người sẽ đạt được “Đức sáng”, tức là những phẩm chất tốt đẹp, có ích cho con người và XH. “Lập đạo của trời…”. Nội dung cơ bản của Đạo đức Nho gia bao gồm “Ngũ luân” và “Ngũ thường”

- Ngũ luân là 5 QH đạo đức cơ bản: Vua – tôi; Cha – con; Chồng – vợ; Anh – em (Trưởng - ấu); Bạn bè (Bằng hữu). Trong đó lại nêu bật “Tam cương”… nêu bật “Tam cương”…

- Ngũ thường: tương ứng “Ngũ luân” thì có các “đức”: Vua nhân – tôi trung; Cha từ - con hiếu; Chồng có nghĩa – vợ vâng lời (Phu xướng – phụ tùy); Trưởng có ân - ấu ngoan ngoãn (anh lành – em đễ); Bằng hữu (bạn bè) phải giữ chữ tín. Trong các đức ấy (Phu xướng – phụ tùy); Trưởng có ân - ấu ngoan ngoãn (anh lành – em đễ); Bằng hữu (bạn bè) phải giữ chữ tín. Trong các đức ấy thì có 5 đức hàng đầu, đó là “Ngũ thường”, gồm: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín

Tư tưởng của Nho gia về đạo đức

+ Nhân: Là “Nhân ái”,… có nghĩa là yêu người. Nhân có nghĩa là trung và thứ. Về chữ trung, Ông nói: “Người nhân là người mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt” (Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân). Về chữ thứ, Ông nói: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho người khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân). Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn.

Đối với bản thân mình, người có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân). Lễ là hình thức thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực của Ngũ thường.

Nhân còn gắn liền với Nghĩa (nghĩa vụ, thấy việc đúng cần phải làm để giúp người). Khổng Tử cho rằng người quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thường lợi. Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm (dũng) và có Trí (trí tuệ). Có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu và ghét người, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng…

+ Như vậy, đối với Khổng Tử, “nhân” chính là đạo lý làm người, vừa thương người (nhân ái), vừa phải giúp người (cứu nhân)… GIẢNG

+ Lễ, theo Nho gia, là quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin. Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo. Khổng Tử yêu cầu, từ vua cho đến dân phải rèn luyện và thực hiện theo lễ

+ Trí: Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có dũng và có Trí (trí tuệ). Có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu và ghét người, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng.

+ Tín là đức tính thứ năm trong Ngũ thường. Tín có nghĩa là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, là lòng tin của con người với nhau. Tín góp phần củng cố lòng tin giữa người với người. Trong ngũ luân thì tín là điều kiện đầu tiên trong quan hệ bè bạn. Tuy nhiên, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ duy nhất này mà nó còn bao gồm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền và các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ. Theo quan niệm của Nho giáo thì đức tín là nền tảng của trật tự xã hội.

Tư tưởng của Nho gia về chính trị

Q.Điểm Đức trị, hay “Lễ trị" (đối lập với pháp trị, vô vi nhi trị…). Lễ theo nghĩa rộng là nghi thức, quy chế, trật tự, tôn ti… của XH. Lễ làm cho XH trở nên có tổ chức, ổn định, trên dưới rõ ràng, trật tự… Lễ là hình thức biểu hiện của “Nhân”, là cơ sở để thực hiện tam cương, ngũ thường

=> Đức trị = vương đạo…(pháp trị là bá đạo…), vì dùng “Đức trị” thì sẽ thu phục được lòng người, nhờ đó mà thống nhất được thiên hạ, có cả thiên hạ…

Thuyết chính danh: Để làm cho XH trật tự, phải thực hiện “Chính danh định phận”. Vua ra vua, tôi ra tôi…. Danh chính thì ngôn thuận và mọi việc mới thực hiện thuận lợi…, danh không chính thì ngôn không thuận, tất việc không thành. Nếu mọi người đều biết “Chính danh định phận” theo tam cương, ngũ thường thì XH thái bình, thịnh trị, trật tự trên dưới rõ ràng… Đây là một QĐ tiến bộ…, nhưng cũng tạo cơ sở cho tính bảo thủ của Nho giáo sau này…

Q.Điểm về GD (việc học): GD là giáo hóa, chủ yếu hướng vào GD, tu dưỡng, rèn luyện ĐĐ con người => “Đức là gốc” “Đức là gốc”

“Ngọc bất trác, bất thành khí; Nhân bất học, bất tri lý”

- Mục đích của GD: XD hoàn thiện con người có ĐĐ… Về sau, trong sách “Đại học”: Tu thân, tề gia, …- PP GD: “Học” gắn với “tu”, với “tập”, với “hành”… - PP GD: “Học” gắn với “tu”, với “tập”, với “hành”…

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học sau đại học (Trang 32 - 37)