HsCRP theo glucose máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 61 - 63)

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Phân bố theo tuổ

4.3.3.6.hsCRP theo glucose máu

* Nồng độ CRP gia tăng liên quan với TĐTĐ

Với giả định viêm có thể có vai trò trong bệnh sinh ĐTĐ type 2, các nghiên cứu về mối liên quan giữa các chất chỉ điểm của viêm, đặc biệt là CRP đã và đang được quan tâm. Các nghiên cứu đoàn hệ đã cho thấy những cá thể khỏe mạnh, nhóm đối tượng có nồng độ CRP ban đầu ở mức ¼ trên của các giá trị CRP đo được thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với nhóm có nồng độ CRP ở mức ¼ dưới [34].

Koenig W và cộng sự theo dõi 936 người tuổi từ 45-64 trong vòng 8 năm (1984-1992) cho thấy những người phát sinh ĐTĐ type 2 vào những năm sau đó có nồng độ CRP ban đầu cao hơn rõ rệt so với nhóm không bị ĐTĐ type 2 (giá trị trung bình là 1,58 mg/l so với 2,84 mg/l ; P < 0,001) [34].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nồng độ hsCRP trung bình ở đối tượng rối loạn glucose máu đói là 2,77 2,39 mg/l, đối tượng không tăng glucose máu là 2,32 ± 1,14 mg/l, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) (Bảng 3.20).

Tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Tính và Trần Hữu Dàng (2005) ở bệnh nhân ≥ 45 tuổi có HCCH nồng độ trung bình của

CRP ở nhóm tăng glucose máu là 4,77 1,19 mg/l và ở nhóm không tăng glucose máu là 3,99 ± 1,14 mg/l, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) [34], [36].

Hàng loạt nghiên cứu sau đó cho thấy có sự liên quan giữa nồng độ CRP và sự phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Điều đáng quan tâm là mối liên quan này vẫn còn sau khi loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố bệnh sinh kinh điển như : béo phì, rối loạn lipid máu... bằng chứng này chứng tỏ CRP là một yếu tố nguy cơ dự báo ĐTĐ type 2 [36], [48].

* Gia tăng nồng độ CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 không bị biến chứng về nhiễm khuẫn, giá trị trung bình của CRP huyết tương đo được từ các nghiên cứu dao động từ 3,8- 9,26 mg/l, dù nằm trong giá trị bình thường, các giá trị này vẫn cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Các bằng chứng này ngày càng t ch lũy là có sự gia tăng kéo dài các chất phản ứng pha cấp và các cytokin viêm ở ĐTĐ type 2 [34].

Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng và Nguyễn Hải Thủy tại Huế (2002) khảo sát 45 bệnh nhân ĐTĐ type 2 (nồng độ CRP < 40mg/l) và 30 người bình thường ghi nhận nồng độ CRP huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao hơn so với người bình thường (6,69mg/l so với 1,97mg/l với P < 0,001) [34].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trường hợp glucose máu > 7mmol/l, nồng độ hsCRP trung bình cao hơn nhóm glucose máu bình thường (3,1mg/l so với 2,3mg/l với P > 0,05) (Bảng 3.20). Kết quả của chung tôi cũng thấp hơn do mẫu nghiên cứu nhỏ, nồng độ trung bình hsCRP tăng t, tỷ lệ ĐTĐ thấp 7,1% so với nghiên cứu của Võ Bảo Dũng và Nguyễn Hải Thủy nhóm nghiên cứu là bệnh nhân ĐTĐ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 61 - 63)