ĐẶC ĐIỂM LM SÀNG CỦA N HM NGHIÊN CỨU 1 BM

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 53 - 57)

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Phân bố theo tuổ

4.2.ĐẶC ĐIỂM LM SÀNG CỦA N HM NGHIÊN CỨU 1 BM

4.2.1. BMI

Béo phì là sự tăng cân nặng có thể quá mức đáng có, được xác định tương quan với chiều cao theo chỉ số BMI, do tăng quá mức tỷ lệ khối lượng mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ vào một vùng nào đó của cơ thể. Béo phì đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không thể áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo BMI của người châu Âu cho người châu á. Năm 2000 WHO khuyến cáo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho khu vực này [17].

Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá tăng trọng, béo phì của WHO áp dụng cho khu vực ASEAN :

BMI 23-24,9 : Quá cân BMI 25-29,9 : Béo độ I

BMI ≥ 30 : Béo độ II [4], [7].

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 39 trường hợp béo phì độ I, chiếm tỷ lệ 55,80% (Bảng 3.3), một tỷ lệ lớn bởi vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là béo phì dạng nam VB > 90 đối với nam và > 80 với nữ.

Có 5 trường hợp béo phì dạng nam BMI < 23 chiếm tỷ lệ ít 7,10%. Nghiên cứu của Trần Văn Nam (2007), béo phì độ I chiếm 45,46%, không có trường hợp nào béo phì độ II [17].

Điều đó cho thấy có một sự tương quan giữa béo phì dạng nam và béo phì theo BMI. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy và cộng sự (2004) có tương quan thuận khá chặt chẽ giữa BMI và vòng bụng với r = 0,598 [32].

4.2.2. Vòng bụng

Trong nghiên cứu của chúng tôi vòng bụng lớn nhất ở nam là 105cm, ở nữ là 101cm. Vòng bụng trung bình của nam là 96,3cm (bảng 3.4.), lớn hơn

tiêu chuẩn béo phì dạng nam ở nam là 6,3cm, vòng bụng trung bình ở nữ lớn hơn tiêu chuẩn béo phì dạng nam ở nữ là 8,4cm. Vòng bụng trung bình tương đối thấp.

4.4.3. Huyết áp

Béo phì và THA là những yếu tố nguy cơ tim mạch và hội chứng chuyển hóa. Stamler (1978), Dyer và Elliot (1989) chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và THA, giảm cân sẽ hạ HA.

Nghiên cứu của Sanchez CP-catisllo (2004) thấy béo phì trung tâm (Béo phì dạng nam) có liên quan mật thiết với THA.

Kamal Rahmouni, Marcelo L.G. Coreia và cộng sự (2005) cũng khẳng định rằng béo phì có liên quan chặ chẽ với THA và bệnh tim mạch [53].

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 41 trường hợp THA chiếm 58,57% (Bảng 3.5), cao hơn nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên (2004) ), tỷ lệ THA ở người cao tuổi tăng trọng, béo phì là 50%, thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Nam (2007), tỷ lệ THA ở người cao tuổi tăng trọng, béo phì là 68,18%, cao hơn rất nhiều so với THA trung bình toàn quốc theo chương trình điều tra toàn dân do viện tim mạch quốc gia chủ trì 1998 (11,7%) [17], [18].

4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA NH M NGHIÊN CỨU 4.3.1. Bilan lipid 4.3.1. Bilan lipid

Thừa cân, béo phì là nguy cơ rối loạn lipid, béo phì dạng nam làm tăng nhanh triglycerid máu và là một marker của rối loạn chuyển hóa [17].

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn lipid máu là 75,71% (Bảng 3.8). Kết quả này thấp hơn kết quả của Lê Văn An và cộng sự (2003), nghiên cứu 70 trường hợp béo phì dạng nam tại bệnh viện Trường Đại Học Y Khoa huế có tỷ lệ rối loạn lipid máu 84,29%, cao hơn so với nghiên

cứu của Trần Văn Nam (2007), trên bệnh nhân cao tuổi tăng trọng, béo phì có tỷ lệ là 68,18% [1], [17].

Kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Tô Viết Thuấn (2005) rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm béo phì dạng nam ≥ 40 tuổi là 82,29% [12].

Anjum Humayun, Arbab Sher Shah, Shamin Alam (2009), tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người quá cân (23-24,9kg/m2)là 55%, ở người béo phì (BMI ≥ 25kg/m2

) là 85% [46].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một ít so với các nghiên cứu trên là do nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình, vòng bụng trung bình tương đối thấp, tỷ lệ tăng huyết áp thấp.

Những thay đổi chủ yếu lipid máu ở người béo phì là tăng Triglycerid, tăng LDL-C và giảm HDL-C, điều này tương ứng tăng tỷ lệ các lipoprotein xơ vữa và giảm các lipoprotein chống xơ vữa động mạch [8].

Người thừa cân thường biểu hiện trạng thái bất thường về lipid máu, trong đó nồng độ triglycerid cao, HDL-C giảm, LDL-C apo B tỷ trọng thấp tăng lên. Những hình ảnh này hầu hết thường thấy ở bệnh nhân béo phì có t ch lũy nhiều mỡ bụng [40].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có tăng CT máu chiếm 42,9%, TG là 52,9%, LDL-C là 17,1% và giảm HDL-C 17,14% (Bảng 3.9 - 3.12).

Thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Văn An năm 2003 (71,14%), TG là 74,29%, LDL-C là 71,43% và giảm HDL-C là 20% [1].

Cũng thấp hơn nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi và Phạm Quang trên người tăng cân từ 30-59 tuổi tại bệnh viện 19/8 Bộ Công An tỷ lệ tăng CT là 74,8%, TG 72%, LDL-C 33,6%, Giảm HDL-C 48,9% [40].

Cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Toàn và cs trên người lớn ở thành phố Huế năm 2008 TC là 38,6%, TG là 22,2%, LDL-C là 35,1%, giảm HDL-C là 25%. Có lẽ do nghiên cứu này nhóm tuổi đưa vào nghiên cứu thấp, trên quần thể là người lớn [37].

Tương đương với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Tô Viết Thuấn (2005), CT là 57,29%, TG là 41,67%, LDL-C là 14,%% [12]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chehrei. Ali MD, Sadrnia Saeid MD, Daneshman. Ali MD (2006), tỷ lệ tăng TC 28,5%, TG là 29,3%, LDL-C là 25,5%, giảm HDL-C là 31,7% [43].

Kết quả nghiên cứu rối loạn phối hợp các thành phần lipid máu trong nghiên cứu của chúng tôi như sau : 1 thành phần là 27,14%%, 2 thành phần là 37,14%, 3 thành phần là 11,43%, 4 thành phần không có trường hợp nào (bảng 3.13). Đối với rối loạn 1 và 2 chỉ số, nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và thường gặp.

Nghiên cứu của Lê Văn An năm (2003) 1 thành phần là 12,86 %, 2 thành phần 31,43 %. 3 thành phần là 37,14 %, 4 thành phần là 2,9 %, Rối loạn 3 thành phần là thường gặp [1].

Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Tô Viết Thuấn thì 1 thành phần là 23,96%, 2 thành phần là 43,75%, 3 thành phần là 13,54%, 4 thành phần là 1,04%, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [12].

4.3.2. Glucose

Béo phì liên quan chặt chẽ với đề kháng insulin, sự t ch lũy mỡ dưới vùng hông có tiên đoán đáng kể đề kháng insulin. Người béo phì có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 gấp 3,8 lần, đồng thời bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, do vậy không được chẩn đoán và điều trị trong nhiều năm. Một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ type 2, béo phì dạng nam là yếu tố nguy cơ quan trọng [13].

Qua nghiên cứu 70 đối tượng béo phì dạng nam với xét nghiệm glucose máu tĩnh mạch lúc đói, nồng độ glucose trung bình 5,5 ± 1,1mmo/l. Số bệnh nhân tăng glucose máu đói ở mức ĐTĐ được phát hiện là 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,1 %, 17 bệnh nhân có rối loạn glucose máu đói chiếm tỷ lệ 24,3% (Bảng 3.14). Như vậy trong 70 đối tượng béo phì dạng nam này rối loạn glucose máu là 31,4%.

Tức là những người này hoàn toàn không biết mình bị rối loạn glucose máu. Nếu những đối tượng này không được phát hiện và không biết cách dự phòng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng : Tuổi thọ giảm, khả năng lao động giảm vì khi biến chứng mạn t nh đã xuất hiện thì rất khó điều trị để có một tiên lượng tốt [19].

Nồng độ glucose trung bình tương đương với nghiên cứu của Trần Văn Nam (2007) trên đối tượng cao tuổi tăng trọng béo phì là 5,42 ± 1,2 mmol/l, tương đương với nghiên cứu của Đào Thị Dừa và Nguyễn Hải Thủy trên người béo phì là 5,1 ± 0,56 [17].

Tỷ lệ tăng glucose máu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Trần Văn Nam (2007) trên đối tượng cao tuổi tăng trọng béo phì là 24,24% [17].

Tương đương với nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2006) trên người tăng trọng, béo phì là có đề kháng insulin là 36,5% [19].

4.3.3. hsCRP

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 53 - 57)