Nồng độ hsCRP trung bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 57 - 58)

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Phân bố theo tuổ

4.3.3.1.Nồng độ hsCRP trung bình

Nhiều nghiên cứu ghi nhận ở những người thừa cân, béo phì có sự gia tăng nồng độ CRP, IL-6. Mối liên quan giữa béo phì và gia tăng đáp ứng viêm cấp được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Những nghiên cứu về phân tử và tế bào học gần đây đã ghi nhận ngoài gan được xem là nơi duy nhất sản xuất CRP, chính tổ chức mỡ cũng tham gia vào việc sản xuất CRP dưới tác dụng của các kích thích khác nhau [34].

Ricker và PM và cộng sự (2003) ghi nhận ở nhóm bệnh nhân HCCH có bệnh lý tim mạch nồng độ CRP cao gấp 4 lần so với người có HCCH không có bệnh tim mạch [34].

S. Mora và cộng sự (2003) khảo sát 388 người ghi nhận ở nhóm có HCCH có nồng độ CRP cao hơn nhóm không có HCCH (5,7 mg/l so với 4 mg/l, p < 0,001) [34].

Giá trị trung bình hsCRP thu được từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân béo phì ≥ 45 tuổi là 2,8 ± 2,5 mg/l (Bảng 3.15) thấp hơn nghiên cứu củaTrần Hữu Dàng và cộng sự (2008) trên phụ nữ mãn kinh, béo phì ≥ 45 tuổi là 4,88mg/l, có lẽ trên phụ nữ mãn kinh, béo phì, sự thiếu hụt hormon buồng trứng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch nên nồng độ hsCRP cao hơn [9].

Thấp hơn nghiên cứu của Hà Xuân Tuấn, Trần Hữu Dàng (2008) trên phụ nữ mãn kinh béo phì là 4,25 ± mg/l [39].

Thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Tính và Trần Hữu Dàng (2005) trên bệnh nhân ≥ 45 tuổi có HCCH là 4,25 ± 2,71, sở dĩ như vậy là trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn HCCH [36].

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam (Trang 57 - 58)