Tình hình quản lý giá của sản phẩm cà phê G7 của Trung Nguyên từ năm

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing mix cà phê G7 của tập đoàn Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc (Trang 36 - 38)

2. Chiến lược về giá

2.2. Tình hình quản lý giá của sản phẩm cà phê G7 của Trung Nguyên từ năm

2017 đến nay.

2.2.1. Biến động giá cả qua từng năm

Giai đoạn 2010 – 2012, giá cà phê G7 giữ ở mức ổn định để duy trì giá bán trong giai đoạn đầu tham nhập thị trường. Tạo độ phủ sóng lớn hơn trên thị trường cà phê ở Trung Quốc.

Giai đoạn 2012 - 2017, Trong giai đoạn này, các đối thủ cạnh tranh cũng áp dụng chính sách ổn định giá nhờ việc đầu tư phát triển nguồn cà phê Nguyên liệu để giảm bớt giá thành. Vì vậy mà giá sp cà phê hòa tan của các hãng Nescafe, Vinacafe chênh lệch k nhiều so với G7 của Trung Nguyên

Giai đoạn 2017 - 2019, sau một khoảng thời gian duy trì giá bán ổn định cho người tiêu dùng Trung Quốc, năm 2019 điều chỉnh giá bán G7 để bù đắp một phần chi phí nguyên liệu, vận chuyển và thuế quan. Giá bán của G7 đã tăng lên 3%.

Hãng Sản phẩm Giá (CNY)

Nescafe Cà phê hòa tan (hộp 15g x 30 gói) 43

Vinacafe Cà phê hòa tan (hộp 15g x 25 gói) 38

Bảng 3: Bảng giá cà phê năm 2019

Giai đoạn 2020 đến nay, do ảnh hưởng dịch Covid – 19, nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người tiêu dùng khó khăn và các dịch vụ thực phẩm bị ngưng trệ, Trung Nguyên áp dụng chính sách ổn định giá và chính sách giá combo để thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm.

2.2.2. Các chiến lược giá

Từ khi G7 thâm nhập thị trường Trung Quốc đến nay, TN đã sử dụng 3 chính sách giá cho từng giai đoạn

Chiến lược định giá xâm nhập:

Sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên duy trì giá bán trong giai đoạn đầu khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. Với chính sách này, TN chấp nhận lợi nhuận thu được là thấp, tuy nhiên bù lại TN đã thực hiện thành công mục tiêu làm tăng thị phần trong thị trường cà phê hòa tan

Chiến lược định giá dựa trên giá trị

Khi có một lượng khách nhất định sau khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Trung Nguyên định giá sản phẩm của họ dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng chi trả. Chiến lược này vẫn ưu tiên việc đặt giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu từ khách hàng. Việc định giá này dựa trên những giá trị phải liên tục được nghiên cứu từ khách hàng và những người mua hàng khác nhau để có thể thay đổi giá khi các đối tượng khách hàng thay đổi. Nếu được sử dụng chính xác, việc định giá có thể thúc đẩy được tình cảm và lòng trung thành của khách hàng.

Khi nhận thấy mua gói các sản phẩm sẽ rẻ hơn mua từng sản phẩm tách biệt, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua cả cụm cùng một lúc. Điều này khuyến khích họ mua nhiều hơn và giúp Trung Nguyên tận thu giá trị doanh thu trên mỗi đầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing mix cà phê G7 của tập đoàn Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc (Trang 36 - 38)