Đánh giá những kết quả nghiêncứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 30)

2.1.Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

Dựa vào kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, luận án dự kiến kế thừa và tiếp tục phát triển những khía cạnh sau đây:

- Kế thừa quan điểm của các học giả nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá giới hạn tự do hợp đồng là một trong các giới hạn quyền tự do kinh doanh xuất phát từ quyền con người. Các học giả đã phân tích quyền con người là một quyền hiến định. Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ và Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận và đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên, quyền con người trong các bản Hiến pháp này cũng bị hạn chế, giới hạn trong những trường hợp nhất định.

- Kế thừa một số tiêu chí được các học giả đã đưa ra mà từ đó, quyền con người bị giới hạn. Giới hạn tự do hợp đồng của các chủ thể là nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng, bảo vệ giá trị đạo đức trong xã hội, tính không trái quy định của pháp luật hay bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên yếu thế (người tiêu dùng) và nhằm đảm bảo sự phát triển theo một trật tự nhất định của xã hội. Khi nghiên cứu các tiêu chí hạn chế tự do ý chí, hạn chế tự do hợp đồng, phần lớn các học giả đều đồng nhất quan điểm rằng tiêu chí phổ biến nhất nhằm giới hạn tự do ý chí (tự do hợp đồng) là vì lợi ích chung của cộng đồng và nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả về những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hợp đồng trong hoạt động thương mại. Từ đó, các học giả này cũng đã thể hiện được những quy định thể hiện giới hạn tự do hợp đồng của các chủ thể. Có thể thấy rằng phần lớn các quy định liên quan đến giới hạn tự do hợp hợp đồng được các tác giả đề cập là hợp đồng nói chung. Những quy định liên quan đến hợp đồng trong hoạt đồng thương mại cũng phải dựa trên cơ sở quy định của hợp đồng nói chung. Tuy nhiên hợp đồng trong hoạt động thương mại khá đa dạng; các hợp đồng này có những đặc trưng riêng, thí dụ như hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch…. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là cần thiết.

- Kế thừa và tiếp tục phát triển một số đánh giá thực trạng của các học giả liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở một số khía cạnh liên quan đến chủ thể, hình thức, hợp đồng vô hiệu…cũng như việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia về giới hạn tự do hợp đồng của các học giả. Các học giả cũng đã so sánh sự tương đồng giữa các quy định của các quốc gia về vấn đề này, làm cơ sở cho việc rút ra bài học kinh nghiệm quý báu mà pháp luật của các quốc gia có thể tiếp thu, học hỏi nếu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình.

- Kế thừa một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này ở những khía cạnh mà các học giả đề cập trong các công trình nghiên cứu. Đây sẽ là căn cứ gợi mở cho NCS tiếp tục nghiên cứu, phát triển để đưa ra những giải pháp cụ thể khác cho việc hoàn thiện đề tài luận án của mình.

2.2.Những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu

Thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những lý luận cơ bản, mang tính nền tảng của pháp luật về hạn chế quyền con người, hạn chế quyền tự do kinh doanh, NCS thực hiện việc triển khai việc nghiên cứu đề tài “Giới hạn tự do hợp

đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” bao gồm những vấn đề sau đây:

- Làm rõ sự cần thiết giới hạn tự do hợp đồng trong hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng. Trong quan hệ hợp đồng, tự do ý chí (tự do hợp đồng) là một yếu tố luôn luôn được đề cao và xu hướng tự do hợp đồng ngày càng được mở rộng trong nền kinh tế hiện đại. Mặc dù vậy, tự do ý chí trong đó có tự do hợp đồng vẫn có thể bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy luận án đề cập đến vấn đề này từ đó có những lý giải sâu sắc sự cần thiết giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại và pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Giới hạn tự do hợp đồng thể hiện sự can thiệp của Nhà nước đối với quan hệ hợp đồng thông qua các quy định của pháp luật. Vì vậy giới hạn tự do hợp đồng và pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng cần được nhận diện rõ nét dưới góc độ khái niệm, cũng như những đặc trưng cơ bản.

- Làm rõ và nghiên cứu nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng, làm căn cứ để NCS tiếp tục phân tích, đánh giá và nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án. Bên cạnh đó, NCS còn nghiên cứu, so sánh kinh

nghiệm của một số quốc gia về giới hạn tự do hợp đồng, từ đó chỉ ra sự tương đồng, khác biệt trong các quy định pháp luật có liên quan.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại và thực thi pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. Nội dung này sẽ được luận án triển khai, đánh giá dưới hai góc độ là ưu điểm và hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật, cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Trong đó, NCS sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu những điểm còn hạn chế, tồn tại làm căn cứ đưa ra một số giải pháp cụ thể.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại trong thời gian tới. Những đề xuất này được NCS đưa ra tương ứng với những hạn chế, bất cập được phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại trong thời gian vừa qua.

3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.1.Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một số lý thuyết nghiên cứu được NCS đề cập trong luận án bao gồm:

- Thứ nhất, NCS nghiên cứu giới hạn tự do hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương

mại nói riêng trước hết dựa trên cơ sở học thuyết về quyền con người. Xét ở góc độ chung nhất, quyền con người đã hàm chứa cả quyền tự do kinh doanh và quyền tự do hợp đồng. Ở Việt Nam, quyền con người được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ghi nhận và đảm bảo thực hiện trong các bản Hiến pháp ở các thời kỳ khác nhau. Các bản Hiến pháp, bên cạnh việc ghi nhận các quy định về/liên quan đến quyền con người, cũng đồng thời quy định nghĩa vụ của con người. Nói cách khác, đó chính là sự hạn chế quyền con người, trong đó có sự hạn chế quyền tự do kinh doanh, hạn chế quyền tự do hợp đồng. Theo Hiến pháp (2013) “Quyền con người, quyền công

dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14). Qua thời

gian, quyền con người được ghi nhận một khá đầy đủ và toàn diện. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và bảo đảm cho quyền con người được thực hiện, trong đó có những cơ chế, quy định để khuyến khích các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên cũng phải khẳng định, muốn quyền con người được bảo đảm trọn vẹn thì con người cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.

- Thứ hai, việc nghiên cứu giới hạn tự do hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng còn dựa vào học thuyết tự do ý chí. Học thuyết này có nhược điểm nhất định, không thể giải quyết một cách thỏa đáng những mối quan hệ xã hội phức tạp khi mà con người có sự phụ thuộc lẫn nhau, khi mà vị thế của mỗi chủ thể trong quan hệ hợp đồng luôn ngang bằng hay bình đẳng với nhau…Vì vậy các nhà làm luật buộc phải đưa ra quy định có tính chất bắt buộc và điều này cũng đồng nghĩa với việc tự do ý chí (tự do hợp đồng) bị giới hạn. Tuy nhiên việc giới hạn này là không thể tùy tiện, chỉ đặt ra trong “trường hợp cần thiết” như Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật khác quy định

- Thứ ba, ngoài học thuyết quyền con người, học thuyết tự do ý chí, giới hạn tự do hợp đồng còn được xác định trên cơ sở học thuyết lạm dụng vị thế. Trongquan hệ hợp đồng, có thể có những chủ thể ở vị thế chiếm ưu thế hơn so với chủ thể còn lại, dẫn đến sự thiếu bình đằng giữa các chủ thể. Trong khi nguyên tắc bình đẳng về chủ thể là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự nói chung. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước trong trường hợp này, nhằm đảo bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Theo nghĩa rộng, sự can thiệp của Nhà nước là sự can thiệp đối với toàn bộ nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, sự can thiệp của Nhà nước là sự can thiệp vào khu vực quyền lợi tư3. Vì vậy, giới hạn tự do hợp đồng cũng đồng nghĩa với sự can thiệp của Nhà nước đối với quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên sự can thiệp này được đặt ra

nhằm cân đối lợi ích của cá nhân với lợi ích công cộng hay bảo vệ bên yếu thế trong một giao dịch cụ thể hoặc nền kinh tế cần được phát triển theo những định hướng nhất định nào đó.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Với đề tài luận án “Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp

luật Việt Nam” các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu dự kiến được NCS đặt ra như sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1:

- Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì? Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội?

- Giả thuyết nghiên cứu:

Giới hạn tự do hợp đồng là mặt đối lập của tự do hợp đồng. Dưới góc độ chung nhất thì tự do hợp đồng được hiểu là các bên có quyền tự do thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến hợp đồng mà không chịu sự chi phối hay kiểm soát từ chủ thể khác. Ngược lại, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự hạn chế của pháp luật (Nhà nước) đối với một số điều khoản thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội và của các chủ thể khác.

Tư tưởng của C. Mác về con người, giải phóng con người và phát triển con người một cách toàn diện đã chỉ ra rằng “Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Vì vậy, việc các chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bênmà còn được đặt trong mối quan hệ với lợi ích của Nhà nước và của các chủ thể khác. Vì vậy, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trước tiên là bảo vệ quyền lợi của chính các bên giao kết hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng giúp các bên đạt được lợi ích, mục đích mong muốn của mình. Ngoài ra, sự giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại còn đảm bảo trật tự phát triển chung của toàn xã hội, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đảm bảo các giá trị đạo đức trong xã hội.

Câu hỏi nghiên cứu 2:

- Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì? Vì sao giới hạn tự do hợp hợp đồng cần được luật hóa và việc luật hóa được thực hiện như thế nào? ở đâu?

- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, pháp luật của Việt Nam không có quy định cụ thể về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, thông qua những quy định hiện hành về/liên quan đến hợp đồng, pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng đặt ra những quy định yêu cầu các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong quá trình xác lập, thực thi và chấm dứt quan hệ hợp đồng. Sự hạn chế này có thể được thể hiện thông qua các quy định cấm đoán hoặc những quy định mà các chủ thể buộc phải thực hiện.

Giới hạn tự do hợp đồng cần được luật hóa để tránh sự tùy tiện, lạm dụng làm ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Việc lạm dụng quá mức cần thiết vấn đề này còn có thể gây ra hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về quyền con người (trong đó quyền tự do hợp đồng) bởi quyền con người vừa là vấn đề của pháp luật quốc gia và vừa là vấn đề của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, luật hóa việc giới hạn quyền con người (trong đó có quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng)

trước hết phải được ghi nhận trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất - sau đó là ở các văn bản luật (Bộ luật, đạo luật) thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Câu hỏi nghiên cứu 3:

- Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về giới hạn tự do hợp đồng như thế nào? Việc thi hành những quy định này có những thành công và bất cập ra sao ở Việt Nam?

- Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại hiện đã có quá trình phát triển nhất định, đạt được nhiều thành công. Tuy vậy, quá trình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cả về lý luận và thực tiễn thi hành. Các quy định pháp luật về vấn đề này được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau, chưa có sự thống nhất, còn mâu thuẫn, chồng chéo. Do đó, việc các cơ quan thực thi pháp luật và các chủ thể được Nhà nước trao quyền thi hành các quy định này trên thực tế còn gặp những khó khăn vướng mắc.

Câu hỏi nghiên cứu 4:

- Phương hướng và những giải pháp cụ thể nào được đặt ra nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại?

- Giả thuyết nghiên cứu: Việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng là rất cần thiết. Dựa trên các quan điểm hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng nói chung, việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số đạo luật có liên quan như LTM (2005), LBVQLNTD (2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành… nhằm kịp thời khắc phục một số hạn chế, bất cập đang tồn tại.

TIỂU KẾT

Hiện nay, vấn đề giới hạn tự do hợp đồng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu có liên quan với những mức độ đề cập ít, nhiều khác nhau. Mức độ đề cập ít, nhiều vấn đề này trong các công trình nghiên cứu là bởi mục đích nghiên cứu của các học giả là vấn đề khác và quy định giới hạn tự do hợp đồng chỉ có liên quan phần nào, nên các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập ở mức độ nhất định mà thôi. Như vậy, giới hạn tự do hợp đồng đã được một số học giả quan tâm, nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu trong nước, nước ngoài nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w