3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1.2. Quy định pháp luật về giới hạn tựdo hợpđồng liên quan đến việc lựa
hợp đồng.
Thông thường, các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền lựa chọn đối tác (chủ thể) hợp đồng để giao kết, xác lập hợp đồng nhằm đạt được những mục tiêu, mục đích mà mình đã đề ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc lựa chọn đối tác (chủ thể) hợp đồng cũng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật; bởi trong mối quan hệ ấy có sự đan xen lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, ở khía cạnh này, những vấn đề sau đây được NCS tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá:
- Một là, phải ưu tiên giao kết hợp đồng với một số chủ thể trong những trường hợp nhất định. Như đã phân tích ở trên, quyền của các chủ thể trong việc tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng không có tính tuyệt đối. Điều này có thể bị giới hạn trong một số trường hợp nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể có liên quan hoặc quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể thứ ba, thí dụ: Trong việc chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần, về nguyên tắc, cổ phần được tự do chuyển nhượng, nhưng quyền tự do này có thể bị hạn chế bởi Điều lệ của công ty hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 127, LDN 2020). Theo quy định tại Điều 120, Khoản 3, LDN (2020) “Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng
58 Nguyễn Thị Vân Anh (2004), “Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thương nhân”, Tạp chí Luật học, số 2, tr. 6-7
nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó”. Quy định này cho thấy các cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông; hay nói một cách khác cổ đông cùng sáng lập khác có quyền được ưu tiên mua lại cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, khi người này có nhu cầu bán cổ phần phổ thông của mình. Ngoài ra, sự hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cũng bị hạn chế, chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Tương tự, việc chuyển nhượng phần vốn góp ở Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên cũng được quy định như sau: “trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại Khoản 1 điều này, thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận về giá…” (Điều 51, Khoản 3, LDN 2020). Như vậy, công ty được quyền ưu tiên mua lại phần vốn góp của thành viên và chỉ khi “công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại Khoản 3 điều này thì thành viên đó có quyền tự do nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên của công ty” (Điều 51, Khoản 4, LDN 2020).
Liên quan đến giao dịch về nhà ở, vấn đề ưu tiên giao kết hợp đồng cũng được đặt ra với một số chủ thể, thí dụ như mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung “trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu khác có quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự” (Điều 126, Khoản 2, Luật Nhà ở 2014). Quyền ưu tiên mua cũng được đặt ra đối với người đang thuê nhà theo quy định của Điều 127, Khoản 1, Luật Nhà ở (2014); theo đó, “bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn”. Việc đặt ra những giới hạn tự do hợp đồng trong việc lựa chọn đối tác giao kết là một vấn đề quan trọng, ưu tiên cho những chủ thể trong một số trường hợp nhất định được phép giao kết xác lập hợp đồng trước khi đến lượt các chủ thể khác. Điều này đã phần nào bảo vệ được lợi ích cho những chủ thể này.
Qua những quy định trên, có thể thấy rằng vấn đề ưu tiên chủ thể giao kết hợp đồng trong một số trường hợp còn tồn tại hạn chế và bất cập. Pháp luật hiện hành chưa có quy định để đảm bảo quyền ưu tiên cho các chủ thể nói trên được thực hiện trong thực tiễn. Các quy định vẫn còn mang tính hình thức, thí dụ trao quyền ưu tiên cho cổ đông sáng lập được mua lại cổ phần phổ thông khi cổ đông sáng lập khác có nhu cầu chuyển nhượng hay người sở hữu chung nhà ở được quyền ưu tiên khi người sở hữu chung khác có nhu cầu bán hoặc người thuê nhà được quyền ưu tiên mua nhà thuê khi người cho thuê có nhu cầu bán. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định rõ giá bán được thực hiện ra sao, bởi nếu bên bán đưa ra giá bán cao hơn nhiều lần so với giá thị trường hoặc bên cần chuyển nhượng không muốn bán cho người được ưu tiên, đưa ra một mức giá mà bên có quyền ưu tiên không có khả năng thanh toán tại thời điểm rao bán thì rõ ràng quyền ưu tiên được xác lập giao kết hợp đồng của chủ thể phía bên kia chỉ là hình thức, không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
- Hai là, không được phép từ chối giao kết hợp đồng với một số chủ thể trong một số trường hợp nhất định. Vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đặt ra nghĩa vụ bắt buộc phải giao kết hợp đồng khi chủ thể khác có yêu cầu với những lý do chính đáng và hợp lý. Như vậy, nghĩa vụ bắt buộc phải giao kết hợp đồng này sẽ không được đặt ra nếu phía bên kia có những hành vi bị pháp luật cấm hoặc không cho phép, thí dụ liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách. BLDS (2015) quy định bên vận chuyển có quyền từ chối chở hành khách trong trường hợp “hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không đảm bảo an toàn trong hành trình; trong trường hợp này hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định; hoặc do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận
chuyển thấy rõ ràng việc vận chuyển sẽ gây ra nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình và để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan” (Điều 525, Khoản 2). Cụ thể hóa quy định này của BLDS (2015), Điều 124, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (2015) cũng quy định quyền từ chối vận chuyển hành khách có vé hoặc đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình nếu các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật về hàng không. Trong hoạt động mua bán điện, chủ thể thực hiện dịch vụ cung cấp điện theo hợp đồng cũng không có quyền từ chối cung cấp điện cho bất kỳ chủ thể nào nếu họ có nhu cầu mà không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 7, Luật Điện lực (2004). Trong hoạt động cấp nước sinh hoạt, nghĩa vụ buộc phải giao kết hợp đồng dịch vụ cấp nước cũng được đặt ra đối với bên cung ứng dịch vụ, trừ các trường hợp bên nhận cung ứng (khách hàng) thực hiện hành vi vi phạm tại Điều 10, Nghị định số 117/2007/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành về vấn đề này, có thể thấy việc giới hạn quyền tự do hợp đồng, yêu cầu bắt buộc phải giao kết hợp đồng với chủ thể khác trong một số trường hợp nhất định là phù hợp với thực tiễn, bởi đây là những ngành, lĩnh vực thiết yếu có tác động trực tiếp đến đời sống của nhiều người. Các ngành, lĩnh vực được đề cập ở trên là những ngành, lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống xã hội, con người luôn luôn cần đến để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trong số các ngành, lĩnh vực thiết yếu đó có những ngành nghề, lĩnh vực thuộc phạm vi độc quyền nhà nước, nghĩa là chỉ do Nhà nước quản lý và thực hiện. Vì vậy, nếu nhu cầu giao kết hợp đồng của các chủ thể trong xã hội là chính đáng và hợp pháp thì chủ thể cung ứng dịch vụ nói trên (đặc biệt là những chủ thể cung ứng ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước) không có quyền từ chối giao kết và xác lập hợp đồng. Việc đặt ra giới hạn tự do hợp đồng trong trường hợp này là cần thiết, đảm bảo được quyền, lợi ích cho một số thành viên trong xã hội khi những chủ thể này có nhu cầu cơ bản về nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, về hoạt động đi lại, về khám chữa bệnh…. Tuy nhiên các quy định pháp luật hiện hành cũng cho thấy rõ, nếu có căn cứ pháp lý cụ thể khẳng định chủ thể nhận cung ứng dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật thì chủ thể cung ứng dịch vụ có quyền từ chối giao kết hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nhìn chung, các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến vấn đề này không chỉ phù hợp với thực tiễn mà còn có sự tương thích với pháp
luật của một số quốc gia. Ở Trung Quốc, nghĩa vụ bắt buộc giao kết hợp đồng cũng được đặt ra đối với những chủ thể thuộc ngành vận tải công cộng; nếu không có lý do chính đáng thì công ty vận tải không được từ chối giao kết hợp đồng với khách hàng, cụ thể là: “người thuộc ngành vận tải công cộng không được từ chối yêu cầu vận tải chính đáng và hợp lý của khách du lịch” (Điều 289, Luật hợp đồng (1999). Sự tương thích này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.2. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liênquan đến nội dung hợp đồng. quan đến nội dung hợp đồng.
Hợp đồng thương mại do các chủ thể xác lập đều hướng đến những mục đích nhất định. Để đạt được mục đích của mình, các chủ thể cần thỏa thuận các điều khoản quan trọng như: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,… Nội dung hợp đồng là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Phần lớn các văn bản pháp luật hiện hành không quy định các điều khoản bắt buộc phải có trong một hợp đồng. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng, pháp luật yêu cầu phải có các nội dung cần thiết, thí dụ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, LTM (2005) không yêu cầu phải có các điều khoản bắt buộc, nhưng tại Điều 11 trong Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết LTM về hoạt động nhượng quyền thương mại đã liệt kê những điều khoản cần phải có của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm: 1) Nội dung của quyền thương mại; 2) Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền; 3) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền; 4) Giá cả, phí nhượng quyền; 5) Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; 6) Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Ngoài các điều khoản cần phải có theo quy định của pháp luật, các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác phù hợp với mục đích của các bên. Như vậy, phần lớn các điều khoản trong hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận và đi đến thống nhất. Điều này khẳng định pháp luật bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Pháp luật hiện hành đưa ra giới hạn cần thiết đối với thỏa thuận của các bên. Nếu các chủ thể thỏa thuận các điều khoản đi ngược lại các quy định pháp luật, thì hợp đồng mà các bên đã xác lập sẽ bị vô hiệu. Có nhiều giới hạn tự do hợp đồng đã được pháp luật quy định thành những điều khoản thuộc nội dung hợp
đồng. Sự phân tích, đánh giá thực trạng giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến nội dung hợp đồng được NCS thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:
2.2.1. Điều khoản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật.
Điều 131 của BLDS (1995) quy định “mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật” và “giao dịch có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì vô hiệu”. BLDS (1995) đề cập đến “trái pháp luật” và “vi phạm điều cấm của pháp luật” nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể cho hai khái niệm này. Khái niệm “điều cấm của pháp luật” được quy định lần đầu tiên tại Điều 128 của BLDS (2005) như sau: “điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Điều 123 của BLDS (2015) tiếp tục quy định: “điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Điều 4, BLDS (2005) cũng quy định: “quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật….”; “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật…” (Điều 122, Khoản 1, Điểm d) và “tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật” (Điều 389). Như vậy về cơ bản, BLDS (2005) không có sự thay đổi nhiều so với BLDS (1995) khi quy định hợp đồng không những không được “vi phạm điều cấm của pháp luật” mà còn không được “trái pháp luật”. BLDS (2015) hiện hành đã có quy định thể hiện sự thay đổi rõ nét so với hai văn bản pháp luật trên về vấn đề này; Điều 117 và Điều 122 quy định: “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật” và “giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Khái niệm “trái pháp luật” đã được thay thế bởi khái niệm “vi phạm điều cấm”. Khái niệm “vi phạm điều cấm” có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm “trái pháp luật” bởi những gì “vi phạm pháp luật” là “trái pháp luật”; nhưng những gì “trái pháp luật” chưa hẳn đã “vi phạm điều cấm”59. Sự thay đổi này thực chất là nhằm tăng sự tự do thỏa thuận về nội dung của hợp đồng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Bên cạnh đó, việc áp dụng “điều cấm của luật” theo quy định của BLDS (2015) cũng có sự khác biệt. Các điều khoản do các bên thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của “luật” mà không phải là vi phạm
59 Nguyễn Văn Cường, Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, tlđd
điều cấm của “pháp luật” như quy định của BLDS (1995) và BLDS (2005). Vi phạm điều cấm của “luật” là văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, còn vi phạm điều cấm của “pháp luật” sẽ bao gồm toàn bộ Luật (Bộ luật) và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, quyết định…Vì vậy, quy định của BLDS (2015) góp phần giảm khả năng các hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, góp phần hạn chế được những thiệt hại cho các bên khi thi hành hợp đồng.