3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1.1. Quy định pháp luật về giới hạn tựdo hợpđồng liên quan đến điều kiện
2.1. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liênquan đến chủ thể hợp đồng. quan đến chủ thể hợp đồng.
Chủ thể là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của quan hệ hợp đồng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng và đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện trên thực tế. Khi hợp đồng được xác lập, các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể này được đặt trong mối quan hệ cân bằng với quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giới hạn quyền tự do hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, liên quan đến chủ thể hợp đồng được NCS tập trung vào các khía cạnh cơ bản sau đây:
2.1.1. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến điều kiện chủ thể hợpđồng. đồng.
2.1.1. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến điều kiện chủ thể hợpđồng. đồng. mại nói riêng, phải có đầy đủ năng lực chủ thể. Hiện nay, pháp luật quy định chủ thể hợp đồng bao gồm cá nhân và pháp nhân, có đầy đủ yếu tố về năng lực chủ thể. BLDS (2015) quy định “chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” (Điều 117, Khoản 1, Điểm a). Đây là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Quy định này cùng các quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24, BLDS (2015) cho phép xác định giao dịch dân sự nào phải do người có đầy đủ năng lực chủ thể xác lập; giao dịch dân sự nào có thể do người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập.
Cá nhân được tham gia trực tiếp và trở thành chủ thể của hợp đồng khi có đầy đủ các yếu tố năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự được quy định tại Điều 16, BLDS (2015), theo đó “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Điều 18, BLDS (2015) quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên