C. HOẠT ĐỘNG HDHS LUYỆN TẬP
1. Hình thức: (Mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
- Trình bày sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo độ dài theo yêu cầu. (Nếu quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.25đ)
2. Nội dung:
- Giải thích khái niệm và nêu biểu hiện - Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung - Bàn luận mở rộng vấn đề
- Liên hệ: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
Câu 3.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Từ đoạn thơ trên, nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Gợi ý
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
Câu 2: Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc, các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển của từ vai được hình thành theo phương thức hoán dụ (quan hệ giữa đồ dùng và người sử dụng), từ đầu theo phương thức ẩn dụ (giống nhau về vị trí của sự vật hiện tượng).
Câu 3: Suy nghĩ về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Những người lính với cuộc sống vất vả, khó khăn, gian lao thiếu thốn: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Tuy nhiên, họ đã vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước. Chính tình đồng đội đội làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3
Cho câu thơ sau:
“Không có kính, ừ thì có bụi”
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung
dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.”
chỉnh đoạn văn.Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)
Đáp án:
1. - Chép thuộc, chính xác 7 câu thơ: (0.5 điểm)
- Tên tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (0.25 điểm) - Tên tác giả: Phạm Tiến Duật (0.25 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1969 (0.5 điểm ) + Thời kì kháng chiến chống Mĩ 2. Học sinh chỉ được 4 câu thơ: (1 điểm )
Không có kính, ừ thì có bụi
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Không có kính, ừ thì ướt áo
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Giải thích tác dụng: Cho ta thấy thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, chấp nhận và vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ của người chiến sĩ lái xe (1.0 điểm)