Tác phẩm: “Lão Hạc” – Nam Cao: (0.5đ)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 9- CÁC TIẾT ÔN TẬP KÌ 1 (1) (1) (Trang 60 - 62)

- Truyền thống đạo lý tốt đẹp sẽ được gìn giữ muôn đời, và tạo nên sức mạnh của dân tộc.

5. Tác phẩm: “Lão Hạc” – Nam Cao: (0.5đ)

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“…Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!...”

(Kim Lân, Làng)

1. Xác định kiểu câu phân loại theo cấu tạo của hai câu văn được in đậm trong đoạn trích trên? 2. Cùng nói với ông chủ nhà, vậy mà ông Hai vừa mới xưng “tôi” rồi ngay sau đó lại xưng “em”. Vì sao lại như vậy?

3. Ngôi nhà là tài sản to lớn vậy mà tại sao ông Hai lại đi “khoe” với mọi người về việc Tây nó đốt

nhà mình một cách hả hê, sung sướng đến thế? Hành động đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?

4. Từ văn bản Làng, kết hợp với hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

Gợi ý trả lời

1 - Câu rút gọn: Đốt nhẵn! - Câu đặc biệt: Láo!

2 - Vì: Ông Hai vui mừng quá mức khiến ông xưng hô còn chưa thống nhất.

3 - Ngôi nhà là tài sản to lớn của người nông dân vậy mà ông Hai lại đi “khoe” với mọi người về việc Tây nó đốt nhà mình một cách hả hê, sung sướng.

- Vì đó là minh chứng cụ thể, hùng hồn khẳng định làng ông không theo giặc. - Qua đó thấy được:

_+ Tấm lòng của ông Hai ngay thẳng, trung thực, coi trọng danh dự lớn hơn tài sản vật chất. + Bộc lộ tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

4 * Hình thức: 0.5đ * Nội dung:1.5đ

- Tình yêu quê hương đất nước là gì?

- Vai trò của quê hương đất nước với mỗi con người.

- Biểu hiện tình cảm của mỗi con người đối với quê hương đất nước. - Phản biện

- Liên hệ bản thân

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3

Dưới đây là một phần trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long:

"…Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.Còn người thì ai mà chả ''thèm'' hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy,…''

1. Nội dung đoạn văn trên là gì ?

2. Trong truyện ''Lặng lẽ Sa Pa'', nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: "Nghĩ cho cùng, "Lặng

lẽ Sa Pa" là một bức chân dung ". Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn

3. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện '' Lặng lẽ Sa Pa" là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một khởi ngữ, một câu rút gọn ( gạch chân và chỉ rõ)

Gợi ý trả lời

Câu 1

- Nội dung của đoạn văn : Tình yêu nghề, say mê công việc của anh thanh niên. - Yêu cầu HS phải viết thành câu hoàn chỉnh mới cho điểm tối đa.

Câu 2

- Đó là bức chân dung nhân vật anh thanh niên.

- Bức chân dung của anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Câu 3

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 9- CÁC TIẾT ÔN TẬP KÌ 1 (1) (1) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w