đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình.
( Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân mình. Chúng ta say mê học tập, lao động với chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước…Những bạn HSG đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế, những cống hiến, đóng góp về KH – KT…)
Phê phán
- Thế nhưng, hiện nay, vẫn những một bộ phận nhỏ những người mang dòng máu Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam lại có những hành động, suy nghĩ lệch lạch như chống phá nhà nước, nói xấu đất nước, sống ích kỉ, chỉ biết phục vụ lợi ích cá nhân, những người bỏ quên đất nước.
- Tránh yêu nước mù quáng, cả tin không phân định rạch ròi để sa vào cạm bẫy của kẻ thù lợi dụng ( vụ gian khoan HD981 của Trung Quốc )
Liên hệ bản thân
- Lòng yêu nước đó là tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng cần có trong mỗi con người.
- Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tim cho mình câu trả lời.
- Lòng yêu nước không cần biểu hiện bằng lời nói, lòng yêu nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Là học sinh, yêu đất nước là khi cố gắng học tập tố, rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu đất nước từ việc yêu những người thân trong gia đình, yêu những điều bình dị ở quê hương, yêu ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, yêu lá cờ đỏ sao vàng biết mấy tự hào. yêu cả những trang sử hào hùng của đất nước.
Đề 2 Trong văn bản truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi biết việc phát hiện đám mây khô của mình đã góp phần giúp cho không quân ta hạ được máy bay địch trên cầu Hàm Rồng.
Quan niệm về “hạnh phúc” của anh thanh niên có gì giống và khác với thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng nửa trang giấy thi.
Gợi ý
* Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt …
* Nội dung: HS bày tỏ những suy nghĩ:
- Hiểu như thế nào về quan niệm “hạnh phúc” của anh thanh niên?
Sống cống hiến, vì mọi người, vì đất nước …. (0,25đ)
- Quan niệm về “hạnh phúc” đó có gì giống hoặc khác với thế hệ trẻ ngày nay? (0,5đ)
+ Giống: cùng quan niệm tích cực như trên nhưng được thể hiện trong những công việc cụ thể phù hợp với hoàn cảnh xã hội ngày nay: tình nguyện, phấn đấu học tập, lao động để xây dựng đất nước, tham gia những hoạt động góp phẩn bảo vệ lãnh thổ …
+ Khác: vẫn có những biểu hiện tiêu cực: ích kỉ, hưởng thụ, coi trọng vật chất ….
- Liên hệ bản thân: hướng tới biểu hiện tích cực và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực… (0,25đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 9ƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT/TRÌNH TỰ LẬP LUẬN TRÌNH TỰ LẬP LUẬN Phần I (6,0 điểm): Đọc và trả lời câu hỏi:
(…) Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.
(Trích Ngữ văn 9, tập I, trang 185, NXB Giáo dục)
1. Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai? Năm sáng tác và xuất xứ của tác phẩm
đó. (1,0 điểm)
2. Hãy ghi lại sự việc khiến nhân vật xưng “cháu” thấy “đột ngột”? Tại sao anh lại tâm
sự “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”? Từ niềm “hạnh phúc” đó, em hiểu thêm điều gì về anh? (1,5 điểm)
3. Bằng một đoạn văn lập luận theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp khoảng 12 câu,
em hãy nêu cảm nhận về nhân vật xưng “cháu” trong tác phẩm chứa đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (4,0 điểm):
Chia sẻ về những cảm xúc khi viết bài thơ Đồng chí, Chính Hữu nói:
“Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình.
Bài thơ viết có đối tượng. Tôi hiểu và quý mến người đồng đội của tôi nên tiếng nói thơ ca giản dị và chân thật.”
(Theo Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội, 1994 - SGV Ngữ văn 9, tập I,trang 144)
1. Theo em, dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy
nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó? (1,5 điểm)
2. Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí để “tặng người bạn nông dân” của mình. Trong chương
trình Ngữ văn THCS, em còn được học một bài thơ khác cũng viết về tình bạn. Đó là bài thơ nào? Của ai? (1,0 điểm)
3. Từ lời chia sẻ của Chính Hữu, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn
khoảng ½ trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 9
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM PHẦN I (6,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) - Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.