Kết quả nghiên cứu của Lee, Y., Kozar, K.A., Larsen, K.R.T. (2003) và Marangunie và cộng sự đều có nhận định khá giống nhau về các biến trong mô hình chấp nhận công nghệ. Ngoài mô hình TAM gốc thì mô hình mới bao gồm 3 nhóm theo Nikola, and Andrina Granié (2013) được thêm vào đó là: (1), nhóm nhân tố thuộc các mô hình liên quan; (2), các nhân tố niềm tin được thêm vào; (3) nhóm các biến bên ngoài. Tuy nhiên, nhóm nhân tố thuộc các mô hình liên quan được Lee, Y., Kozar, K.A., Larsen, K.R.T. (2003) xếp vào các biến bên ngoài.
2.3.2.1. Chính sách marketing
Chính sách marketing là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Về vấn đề marketing này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Kauer Lee, Y., Kozar, K.A., Larsen, K.R.T. (2003): “Mức độ mà một công nghệ rất hữu ích phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị được sử dụng để giáo dục nhân dân về lợi ích của công nghệ mới. Các chiến dịch tiếp thị không đầy đủ và không bền vững không khuyến khích việc sử dụng thẻ thông minh như một phương tiện thanh toán điện tử”
16
Với những gợi ý của các nghiên cứu trên đây, tác giả đã đưa nhân tố “Chính sách marketing” vào nghiên cứu của mình. Chính sách marketing được đo lường bằng có dịch vụ, có quảng bá dịch vụ, có thông tin về dịch vụ, có chính sách ưu đãi Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2006), Lê Thị Tiểu Mai, Lê Văn Huy (2012).
2.3.2.2. Yếu tố pháp luật
Yếu tố pháp luật theo nghĩa rộng là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định, bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật….
Yếu tố pháp luật là mức độ ảnh hưởng của pháp luật tác động đến hành vi ý định và quyết định sử dịch vụ thẻ ngân hàng.
Thực tiễn tại Việt Nam hệ thống pháp luật về thẻ ngân hàng vẫn chưa được kiện toàn, cụ thể là việc mở thẻ tràn lan vẫn chưa được kiểm soát, đa số người dân vẫn xem thẻ ngân hàng là tài sản cá nhân và có thể sử dụng hay bỏ đi một cách tùy tiện thiếu kiểm soát của ngân hàng.
Tại Việt Nam mối liên kết giữa thẻ ngân hàng với các loại thẻ khác như thẻ căn cước công dân, thẻ nhận dạng nhân viên, thẻ lên tàu xe công cộng vẫn chưa được triển khai dẫn đến mỗi người dân không những sở hữu nhiều loại thẻ ngân hàng mà còn phải sở hữu quá nhiều loại thẻ từ chi trả cho đến bảo hiểm, khám chữa bệnh và nhiều loại thẻ ưu đãi khác như thẻ dịch vụ sử dụng gia tăng, thẻ khuyến mãi,… làm cho người dân có thể bị rối rắm, bị quên, bị nhầm lẫn các loại thẻ, số lượng thẻ quá lớn trong nhiều dịch vụ cũng có thể tạo ra sự phiền toái lớn về sự cồng kềnh khi phải mang theo bên mình.
2.3.2.3. Khoa học và công nghệ
Để sử dụng được dịch vụ thẻ ngân hàng cần phải có cơ sở vật chất đi kèm, cụ thể là hệ thống máy ATM, POS... Ngân hàng phải rất tốn kém khi phải đầu tư lắp đặt các thiết bị hạ tầng công nghệ rộng khắp trên phạm vi địa bàn rộng lớn mà ngân hàng đang đặt trụ sở hoặc chi nhánh kinh doanh. Phí duy trì lắp đặt, phí trả cho mặt bằng lắp đặt và duy tu bảo dưỡng thiết bị cũng là một vấn đề đầu tư lớn. Việc giao dịch trên thẻ không chỉ thông qua các bục ATM giao dịch phải được lắp đặt một cách tốn kém mà còn thông qua các máy quét tại các điểm bán hàng trên toàn hệ
17
thống. Một khi một điểm bán hàng bị hủy bỏ thì hệ thống thanh toán qua thẻ tại đó cũng cần có sự xử lý hoặc là hủy bỏ theo hoặc là phải chuyển nhượng hoặc thu hồi về trụ sở ngân hàng gần đó để cung cấp cho điểm bán hàng mới.
“KH-CN cũng là yếu tố tác động đến việc sử dụng thẻ của người dân” Gerrard & Cunningham (2003).
“Những cải tiến về công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó đã mang đến những thay đổi kỳ diệu của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như chuyển tiền nhanh, máy gửi – rút tiền tự động ATM, card điện tử, phone-banking, mobile-banking, internet-banking” Lê Thế Giới và cộng sự (2006). Xuất phát từ khung lý thuyết về hành vi: mô hình hành động hợp lý TRA và mô hình hành vi dự định TBP được mở rộng từ mô hình TRA Ajzen, I. (1991), Gerrard & Cunningham (2003) cho rằng “KH-CN cũng là yếu tố tác động đến việc sử dụng thẻ của người dân”. Kết quả nghiên cứu của Lê Thế Giới và cộng sự (2006), và Lê Thị Tiểu Mai, Lê Văn Huy (2012) cũng đã đề cấp đến yếu tố hạ tầng công nghệ. Cao Văn Hơn, Nguyễn Thanh Nguyên, (2015) đã chứng minh rằng yếu tố KH-CN có ảnh tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM. Các biến số về KH-CN như có nhiều đơn vị chấp nhận thẻ, màu sắc, kiểu dáng và chất lượng thẻ tốt, hệ thống ATM, POS/EDC được bố trí rộng, máy ATM. POS/EDC của ngân hàng được trang bị hiện đại, thao tác sử dụng máy ATM của ngân hàng Đầu tư & Phát triển khi rút tiền đơn giản, thao tác sử dụng máy ATM của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển khi rút tiền ít tốn thời gian, giao diện (màn hình) máy ATM của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển thiết kế hợp lý Lê Thế Giới và cộng sự (2006), Cao Văn Hơn, Nguyễn Thanh Nguyên, (2015), Lê Thị Tiểu Mai, Lê Văn Huy (2012).