Khi một biến phụ thuộc là biến danh mục (nhị phân, thứ tự và định danh) thì phương pháp bình phương tối thiểu OLS sẽ không còn là một ước lượng không chệch tốt nhất (BLUE) nữa. Điều đó có nghĩa các ước lượng OLS sẽ bị chệch và không có hiệu quả. Các mô hình thay thế được thảo luận trong lý thuyết là mô hình logit và mô hình probit. Dựa theo một số nghiên cứu đã có, nhóm quyết định lựa chọn mô hình Logit phù hợp để kiểm tra sự tác động của văn hóa vùng tới năng lực ĐMST với biến phụ thuộc là biến giả. (Yang, Chen & Li, 2014).
Để kiểm tra các giả thuyết liên quan đến tác động của văn hóa vùng lên năng lực ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu này đã chạy mô hình Logit bằng phần mềm Stata 14. Như đã được xây dựng trước đó, nghiên cứu này xác định các mô hình hồi quy dựa trên các yếu tố sau: (i) chỉ số bằng sáng chế là biến phụ thuộc, (ii) các biến liên quan đến vùng văn hóa như biến độc lập, và (iii) các biến liên quan đến đặc tính doanh nghiệp và đặc tính của CEO là các biến kiểm soát. Nghiên cứu này sử dụng phương trình mô hình sau đây để tạo ra các ước tính thực nghiệm cho tổng thể mẫu quan sát:
Pr (Innov = 1) = F(β0 + β1Culture + β2Geogra+ β3Language+ β4RD + β5ROE + β6Size
+ β7Liq + β8Lev + β9Owner + β10Tunure + β11Tunure2 + β12Age +
β13Education + β14Professional+ β15Gender + β16ΔGRDP)
Từ cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm xây dựng giả thuyết chính như sau:
H1: Văn hóa vùng có tác động đến sự ĐMST của doanh nghiệp.
Những giả thuyết tác động kỳ vọng của từng biến được nhóm nghiên cứu thể hiện trong Bảng 5.
Bảng 5: Giả thuyết tác động kỳ vọng của các biến
Biến Dấu kỳ
vọng Giả thuyết tác động
51
Language + H2: Doanh nghiệp sử dụng phương ngữ Nam (giá trị của
biến lớn hơn) có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Culture +
H3: CEO có quê quán tại miền Nam (giá trị của biến lớn hơn) thì doanh nghiệp có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Geogra + H4: Doanh nghiệp đặt trụ sở tại miền Nam (giá trị của biến
lớn hơn) có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Biến điều khiển
RD + H5: Doanh nghiệp có cường độ Nghiên cứu và Phát triển
cao hơn có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
ROE + H6: Doanh nghiệp có chỉ số về khả năng sinh lời cao hơn
có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Size + H7: Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có xu hướng có năng
lực ĐMST cao hơn.
Owner + H8: Doanh nghiệp có cổ phần nhà nước – là doanh nghiệp
nhà nước có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Lev + H9: Doanh nghiệp có chỉ số về khả năng thanh toán nợ cao
hơn có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Liq + H10: Doanh nghiệp có chỉ số về khả năng thanh toán ngắn
hạn cao hơn có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn. Tunure &
Tunure2 +
H11: CEO có nhiệm kỳ dài hơn thì doanh nghiệp có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Age + H12: CEO lớn tuổi hơn thì doanh nghiệp có xu hướng có
năng lực ĐMST cao hơn.
Education + H13: CEO có trình độ học vấn cao hơn thì doanh nghiệp có
xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Professional + H14: CEO có nền tảng quản trị thì doanh nghiệp có xu
52
Gender + H15: CEO có giới tính Nam thì doanh nghiệp có xu hướng
có năng lực ĐMST cao hơn.
ΔGRDP +
H16: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh thành cao hơn thì doanh nghiệp đặt trụ sở tại đó có xu hướng có năng lực ĐMST cao hơn.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu biên tập.