Dựa trên phiếu khảo sát thu nhập, điều tra thông tin xây dựng Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020, về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và lớn về ĐMST (dựa trên mức độ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, khả năng R&D…)
70
(business.gov, 2020), các tác giả đã có nhận định về kết quả về Công nghệ, ĐMST, trong đó có 222/420 (53,8%) doanh nghiệp tham gia khảo sát có khả năng tự chủ về mặt công nghệ để sản xuất và đổi mới sản phẩm và còn lại 46,2% doanh nghiệp đánh giá công nghệ hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ thể khác, doanh nghiệp không thể tự sản xuất và thay đổi công nghệ để đổi mới sản phẩm. Trong số đó, 133/420 (chiếm 31,67%) có mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ, 72/420 (chiếm 17,14%) doanh nghiệp có “Công nghệ tự nghiên cứu, phát triển và đăng ký bản quyền” và chỉ 4,04% doanh nghiệp “đi thuê” công nghệ phục vụ sản xuất, đổi mới sản phẩm, dịch vụ (2021). Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đã có nhận thức về việc ĐMST và từng bước đẩy mạnh hoạt động này tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp thực sự đầu tư cho việc ĐMST. Trong tương lai, các doanh nghiệp cần phải phải làm chủ công nghệ, nắm giữ các công đoạn sản xuất để có thể điều chỉnh phù hợp, cải thiện chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động R&D để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ đổi mới.
Trong số các doanh nghiệp trong Bảng số liệu sơ cấp do các tác giả tự thu thập, có thể kể đến tiêu biểu một số hoạt động về ĐMST của các doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam. Trước hết phải kể đến Tập đoàn FPT, tại Ngày hội Định hướng và Đổi mới sáng tạo - SoICT Innovation Day 2020, anh Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT đã mang đến thông điệp về sự ĐMST, đồng thời giới thiệu về vai trò của ĐMST thông qua những sản phẩm công nghệ của FPT giúp thay đổi, giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng và tối ưu hơn. Tiêu biểu là hệ thống đăng ký mua vé đường sắt trực tuyến của FPT, hay hệ thống Trợ lý ảo Tổng đài FPT.AI giúp giải quyết bài toán chi phí và nhân sự cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, FPT cũng đầu tư vào các dự án Startup công nghệ như akaBot - lọt Top 35 sản phẩm RPA tốt nhất toàn cầu giúp tự động hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng Robot, hay quỹ tài năng trẻ nhằm khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào công cuộc “Chuyển đổi số” của FPT (FPT Techinsights, 2020). Gần đây, FPT cũng đã chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Startup Base.vn, một hệ thống giúp tối ưu hóa việc quản lý các công việc cho doanh nghiệp (FPT bắt tay Base.vn tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2021). Có thể thấy rằng, FPT không chỉ là
71
doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ của Việt Nam, mà đây còn là doanh nghiệp không ngừng ĐMST, bắt kịp với những nhu cầu mới nhất của khách hàng, của xu hướng kinh tế. Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến “Vingroup”, một tập đoàn với nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ sản xuất mì gói (năm 1993), đến hoạt động kinh doanh Bất động sản, nghỉ dưỡng, công viên, đến hoạt động bán lẻ, các sản phẩm công nghệ, xe điện, ô tô, và gần đây nhất là lĩnh vực giáo dục. Có thể thấy sau hơn 20 năm thành lập, Vingroup đã thay đổi không ngừng trở thành Tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, đầu tư vào rất nhiều thị trường (Vingroup rót thêm 300 triệu USD vào thị trường Mỹ, kéo tổng vốn điều chỉnh ra nước ngoài của Việt Nam tăng 25 lần, 2021). Tất cả những thành công ấy đều nhờ vào sự thay đổi không ngừng và kịp thời, để bắt kịp xu thế thời đại. Đặc biệt, Vingroup cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có Quỹ Đổi mới sáng tạo - VinIF (2019), nhằm hỗ trợ Nghiên cứu khoa học cho các trường Đại học, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện Nghiên cứu khoa học, công nghệ và ĐMST nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. Quỹ VinIF này đã thúc đẩy, cổ vũ rất nhiều những “tài năng trẻ” tham gia vào công cuộc đổi mới chung của toàn quốc, tham gia vào những dự án triển vọng, mang tầm ảnh hưởng tích cực lớn đến xã hội, kinh tế Việt Nam (Vinbigdata.org, 2019). Trong năm 2019, Quỹ Đổi mới sáng tạo- VINIF đã tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án Nghiên cứu khoa học và công nghệ (Vingroup.net,2019)
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đủ lớn, và đủ tiềm lực để thực hiện hoạt động ĐMST như các doanh nghiệp nêu trên tại Việt Nam chưa thực sự nhiều, các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở hoạt động đổi mới về máy móc, công nghệ, mà ít có doanh nghiệp nào đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm. Vì vậy, trong mục 5.2, các tác giả có gợi ý một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất đối với Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST toàn diện.