Không chỉ với doanh nghiệp, Chính phủ cũng cần có những hành động thiết thực nhằm xúc tiến quá trình ĐMST của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ và vừa.
Trong hệ thống National Innovation System (Hệ thống đổi mới quốc gia), có ba chủ thể chính đóng vai trò “chân kiềng” cho hệ thống: Nhà nước, các khu vực doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và giáo dục. Như vậy, thể thấy vai trò của Nhà nước, các cơ quan ban ngành Chính phủ và các viện, trường đại học trong quá trình thúc đẩy và phát triển năng lực đổi mới của quốc gia. Nhóm nghiên cứu sẽ vận dụng những lý thuyết chung của hệ thống NIS để đề xuất đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành Chính phủ trong quá trình nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng vĩ mô trong thúc đẩy năng lực ĐMST ở các doanh nghiệp Việt Nam (Shu & Harro, 2008)
Trước hết, Chính phủ cần tăng cường các hoạt động quản trị công cho hệ thống ĐMST. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng ưu tiên phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực phát triển hệ thống ĐMST, đảm bảo cho các tổ chức nhà nước vận hành tốt và các bộ phận trong hệ thống ĐMST gắn kết với nhau và tạo ra một chỉnh thể thống nhất. Khi đã có định hướng cụ thể cho từng giai đoạn và nhiệm vụ trọng tâm cho từng đơn vị nhà nước, các cơ quan ban ngành
74
cần phối hợp triển khai những nghị quyết, chính sách phù hợp nhằm hiện thực hóa các định hướng của Chính phủ.
Khung pháp lý, các chính sách công trong ĐMST phù hợp, cập nhật với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam và thực tế tại các khu vực doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp SMEs sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp có cơ sở để tiến hành các hoạt động ĐMST hợp lí và hiệu quả, tận dụng được lợi thế của doanh nghiệp và ứng dụng được những ưu đãi trong pháp lý và chính sách công mà Chính phủ ban hành. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam mới có chỗ dựa tin cậy khi tiếp cận với các hoạt động hành chính, các dịch vụ công trong tổ chức quản lý của Bộ.
Việc lan toả rộng rãi về tinh thần ĐMST trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là nhân tố hàng đầu giúp doanh nghiệp cái nhìn tổng thể vể ĐMST. Vậy nên, Chính phủ và các cơ quan ban ngành có những biện pháp nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức của cá nhân, doanh nghiệp về ĐMST cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể là, Bộ Khoa học và Công nghệ nên thường xuyên tổ chức các Hội nghị, nhằm khích lệ các doanh nghiệp mạnh dạn khai khác Khoa học và Công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh qua 4 yếu tố như giá thành, chất lượng, phát triển sản phẩm với mà nâng cao khả năng đáp ứng nhanh nhạy với thị trường.
Thứ hai, Chính phủ cần tăng cường hệ thống ĐMST trong doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong mối quan hệ ba chủ thể chính.
Nhà nước có những hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quy mô, đầu tư vào R&D để đẩy mạnh các hoạt động ĐMST nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp về năng suất, chất lượng và giá cả. Bộ Khoa học và Công nghệ cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành khác, đặc biệt là Bộ Tài chính để đưa ra những gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ĐMST, đưa vào vận hành các quỹ hỗ trợ ĐMST cho các doanh nghiệp, phân chia theo từng lĩnh vực doanh nghiệp, chú trọng tỷ trọng nhiều hơn vào các ngành nghề cần sự ĐMST thường xuyên như Công nghệ, Công nghiệp,....
75
Đặc biệt, khi áp dụng các chương trình hỗ trợ, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những công tác đánh giá thường xuyên và toàn diện hệ thống ĐMST để cung cấp thông tin cho quá trình hợp lý hoá và định hướng lại với các hoạt động hỗ trợ. Cần có những báo cáo chi tiết về tiến độ, hoạt động và kết quả ĐMST của công ty để đảm bảo nguồn vốn được hỗ trợ được sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý và minh bạch.
Thứ ba, Nhà nước cần nâng cao vai trò đóng góp của chủ thể thứ ba đó là các tổ chức nghiên cứu và giáo dục trong tam giác này.
Tiến hành thực hiện quá trình tự chủ đối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở này. Các cơ sở đó phải bám sát các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội theo các tiêu chí về chức năng và tài trợ rõ ràng. Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học đã từng bước triển khai tự chủ hóa các trường đại học công lập như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội,.... Cùng với đó, các trường đại học ngoài công lập cũng dần nổi lên như những cơ sở nghiên cứu đầy tiền năng như Phenikaa, VinUni, Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng...
Đẩy mạnh các tổ chức nghiên cứu và phát triển bằng việc đưa ra một số đề xuất như tổ chức các cuộc thi về R&D, bảo trợ, tài trợ, kết nối doanh nghiệp và sinh viên các trường tổ chức thường xuyên các cuộc thi về sáng tạo, khởi nghiệp, đặc biệt là các cuộc thi liên quan đến phát triển công nghệ kỹ thuật và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Chính phủ cần có vai trò chủ động tạo lập một không gian pháp lý, khung chính sách và các hỗ trợ thường xuyên khác nhằm đẩy mạnh ĐMST của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành. Đây chính là môi trường năng động để tạo ảnh hưởng tích cực của văn hóa vùng đối với ĐMST của doanh nghiệp Việt nam trong bối cảnh phát triển mới.
76
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Chính phủ và doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp thì ĐMST đóng một vai trò cốt lõi và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển trong các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thì văn hoá nói chung, văn hoá vùng nói riêng là nền tảng ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, quyết định của doanh nghiệp.
Dựa trên kế thừa những nghiên cứu trước đó liên quan đến mối quan hệ giữa văn hoá vùng và năng lực ĐMST, kết hợp với phân tích ý nghĩa kết quả hồi quy nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp và quỹ đầu tư và phát triển cho thấy có tác động tới năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam khi nghiên cứu nhóm doanh nghiệp Việt Nam tại sàn chứng khoán HNX trong giai đoạn 2017-2019. Những nhóm yếu tố như phương ngữ trong văn hóa vùng và các yếu tố văn hóa vùng như quê quán CEO, trụ sở công ty được nghiên cứu chưa cho thấy tác động mạnh mẽ đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về văn hóa vùng và văn hóa doanh nghiệp và tác động của các yếu tố này lên sự ĐMST còn hạn chế, nghiên cứu đã góp phần mở rộng quy mô nghiên cứu, không chỉ giới hạn về ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp, mà nghiên cứu về tác động tới hoạt động ĐMST, một hoạt động hết sức cần thiết ở trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 4.0 ngày nay.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam trong việc ĐMST, đặc biệt là về các nghiên cứu về khoa học, về tài sản sở hữu trí tuệ. Cụ thể là trong số các doanh nghiệp trong bài nghiên cứu, chỉ có 19/308 doanh nghiệp năm 2017, 20/308 doanh nghiệp năm 2018 và 23/308 doanh nghiệp năm 2019 có bằng sáng chế. Qua đó, nghiên cứu có đưa ra các đề xuất đối với Doanh nghiệp và Chính phủ nhằm tăng cường phát triển ĐMST để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, chú trọng về quy mô doanh nghiệp và việc đẩy mạnh quỹ đầu tư và phát triển có tác động lớn đến tình hình ĐMST trong doanh nghiệp đó. Từ đó, đề xuất đối với Doanh nghiệp và Chính phủ nhằm tăng cường phát triển ĐMST để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững.
77
Nhóm tác giả hy vọng nghiên cứu có thể mang đến cho Nhà nước một số gợi ý hữu ích trong việc đưa ra các chính sách phát triển văn hóa vùng và tạo ảnh hưởng đến hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Đồng thời, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả để cân nhắc định hướng phát triển cho doanh nghiệp phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này của nhóm tác giả cũng có một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp như đối tượng nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ, dữ liệu về các nhân tố còn hạn chế,…. Nghiên cứu chưa chỉ ra được ảnh hưởng của các yếu tố khác như văn hóa vùng miền, hay văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp như một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra. Lý do cho kết quả đó có thể vì các biến của data sơ cấp còn chưa đủ lớn, một số doanh nghiệp không update chi tiết các thông tin lên các phương tiện truyền thông, nên bảng data còn một số hạn chế về số liệu.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu cần có những nghiên cứu trong thời gian tới để có cách tiếp cận tổng thể của ảnh hưởng văn hóa cùng đến ĐMST của các daonh nghiệp trên cả hai sàn chứng khoán Việt nam là HNX và HOSE. Nhóm nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu sau có thể có thêm những bảng hỏi, phỏng vấn sâu với các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại Việt Nam. Các nghiên cứu sau có thể tập trung khai thác một số vấn đề còn chưa thực sự giải đáp được trong bài nghiên cứu này, ví dụ như có thể mở rộng ngoài việc nghiên cứu văn hóa vùng đến sự ảnh hưởng của ĐMST các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm cụ thể về tác động, ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quản trị công ty, hoặc sự gắn bó của nhân viên tại các công ty có ĐMST, sự gắn bó của nhân viên dựa trên văn hóa vùng miền và văn hóa doanh nghiệp,....
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được ý đóng góp của quý thầy cô để các nghiên cứu tương lai được hoàn thiện hơn.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acs, Z.J. & Audretsch, D.B., 1988. Innovation in large and small firms: an empirical analysis. American Economic Review, Vol. 78 No. 4, pp. 678 - 690.
Acs, Z.J., Anselin, L., Varga, A., 2002. Patents and innovation count as measures of regional
production of new knowledge. Research Policy 31, 1069–1085.
Acs, Z.J., Audretsch, D.B., 1988. Innovation in large and small firms: an empirical analysis.
American Economic Review 78, 678–690.
Adam Hayes, 2019. Corporate headquarters https://www.investopedia.com/terms/c/corporate-
headquarters.asp. Truy cập ngày 28/04/2021.
Ahn & Kim, 2017. What makes firms innovative? The role of social capital in corporate
innovation. Sustainability Paper.
Allen J., Massey D., and Crochrance A., 1998. Rethinking the Region. Routledge, London Press 1998, page 1-2.
Amin A., 2004. Regions unbound: towards a new politics of place. Geografiska Annaler, page 33-44.
Alexander Berman, Ram Mudambi, Amir Shoham, 2017. Language Structure and Its Effects
on Innovation. AIB Insights, 17(4), 14-17.
An, Tongliang, Zhou, Shaodong, Pi, Jiancai, 2009. The incentive effect of R&D subsidies on
79
Anderson, N., De Dreu, C.K.W. & Nijstad, B.A., 2004. The routinization of innovation research:
a constructively critical review of the state-of-the-science. Journal of Organizational Behavior, Vol. 25 No. 2, pp. 147 - 173.
Autio E, 1998. Evaluation of RTD in Regional Systems of Innovation. European, Planning
Studies, 6, pp. 131-140.
Benneworth, P. & Ratinho, T., 2013. Regional innovation culture in an age of globalisation –
towards culture 2.0?. Regional Studies Association European Conference 2013, Tampere, Finland, 5th-8th May 2013.
Beugelsdijk, S., & Mudambi, R., 2013. MNEs as border-crossing multi-location enterprises: The
role of discontinuities in geographic space. Journal of International Business Studies, 44(5): 413- 426.
Blair, R. C., 1981. A reaction to 'Consequences of failure to meet assumptions underlying the
fixed effects analysis of variance and covariance’. Review of Educational Research, 51 (4): 499– 507.
Blache P., 1910. Régions françaises. Revue de Paris, pp. 821-842.
Bnews.vn., 2021. FPT bắt tay Base.vn tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
[online]https://bnews.vn/fpt-bat-tay-base-vn-tang-toc-chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep-vua-va-
80
Bộ Văn hóa Cộng hòa Lithuania, 2021. Ethnic Culture, Regional Culture, and Children and
Youth Cultural Education. https://lrkm.lrv.lt/en/activities/ethnic-culture-regional-culture-and-children-
and-youth-cultural-education.Truy cập ngày 15/04/2021.
Brannen, M. Y., Piekkari, R., & Tietze, S., 2014. The multifaceted role of language in
international business: Unpacking the forms, functions, and features of a critical challenge to MNC theory and performance. Journal of International Business Studies, 45(5): pp 495-507.
Bristow, G., 2010. Resilient Regions: Re-placing regional competitiveness. Cambridge Journal
of Regions, Economy and Society 3 (1), pp 153–167.
Business.gov.vn.,2021. Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2019 và 5 tháng đầu năm
2020. http://business.gov.vn/Tintứcvàsựkiện/tabid/128/catid/384/item/59723/bao-cao-tinh-hinh-phat-
triển-doanh-nghiệp-năm-2019-va-5-thang-đầu-năm-2020.aspx. Truy cập ngày 16/05/2021.
Cafef.vn., 2021. Vingroup rót thêm 300 triệu USD vào thị trường Mỹ, kéo tổng vốn điều chỉnh ra
nước ngoài của Việt Nam tăng 25 lần. https://cafef.vn/vingroup-rot-them-300-trieu-usd-vao-thi-
truong-my-keo-tong-von-dieu-chinh-ra-nuoc-ngoai-cua-viet-nam-tang-25-lan-20210503085539071.chn.
Truy cập ngày 16/05/2021.
Castells M., 1996. The Rise of the Network Society. The Information Age, Economy, Society and Culture, Vol. I. Oxford: Blackwell.
Cooke, P. and Morgan, K., 1994. Growth Regions Under Duress: Renewal Strategies in Baden
Wurttemberg and Emilia Romagna. In Amin, A., Thrift, N. eds. Globalization, institutions, and
81
Cooke, P., Heidenreich, M. and H-J. Braczyk (Eds), 2004. Regional innovation systems (2nd
Edition). Routledge, London and New York.
Cooke P, Mikel G.U., Goio E., 1998. Regional innovation systems: Institutional and
organisational dimensions, Research Policy, Vol 26, Issue 4-5, page 475-491
Crossan, M.M. & Apaydin, M., 2010. A multi‐dimensional framework of organizational
innovation: a systematic review of the literature. Journal of Management Studies, Vol. 47 No. 6, pp. 1154 - 1191.
Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2020. Công bố kết quả Khảo sát thu
thập, điều tra thông tin xây dựng Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020. http://www.business.gov.vn/Portals/0/2020/KQKSDN%202020.pdf. Truy cập ngày 15/04/2020.
Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2020. Thực trạng đổi mới doanh nghiệp
Việt Nam.
http://www.business.gov.vn/T%C6%B0li%E1%BB%87u/tabid/214/catid/1105/item/59781/th%E1%BB %B1c-tr%E1%BA%A1ng-%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi-sang-t%E1%BA%A1o-
c%E1%BB%A7a-doanh-nghi%E1%BB%87p-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam.aspx. Truy cập
ngày 10/04/2021.
Czarnitzki, D., Toole, A.A., 2006. Patent protection, market uncertainty, and R&D investment.
82
Chen, Y., Podolski, E.J. & Veeraraghavan, M., 2017. National culture and corporate
innovation. Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 43, pp. 173 – 187.
Cheng, J., Xi, L., Ye, J. & Xiao, W., 2014. The Research of Regional Culture Characteristics of
Tourism Commodities Based on Cross-Cultural Experience. International Conference on Cross-
cultural Design, pp. 24 - 34.
Damanpour, F. & Wischnevsky, J.D., 2006. Research on innovation in organizations:
distinguishing innovation-generating from innovation-adopting organizations. Journal of
Engineering and Technological Management, Vol. 23, pp. 269 - 291.
Dunphy, D., Turner, D., and Crawford, M., 1997. Organizational learning as the creation of
corporate competencies. Journal of Management Development, 16(4), 232-244.
Đỗ Thành Dương, 2011. Bàn thêm về phương ngữ, Báo Lao Động. https://laodong.vn/archived/ban-
them-ve-phuong-ngu-703663.ldo. Truy cập ngày 22/04/2021