Gợi ý chính sách đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

Trên cơ sở những kết quả trong nghiên cứu, các tác giả nhận thấy có hai yếu tố chính ảnh hưởng lớn đến mức độ ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, doanh nghiệp

72

có quy mô càng lớn, thì mức độ ĐMST càng cao. Thứ hai, doanh nghiệp nào cường độ đầu tư vào R&D càng lớn thì càng có mức độ ĐMST càng cao. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp theo hướng như sau.

Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST, từ đó đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động R&D nhằm tăng cường hoạt động ĐMST, giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng cần đẩy mạnh ĐMST để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế số.

Các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần có cách tiếp cận tổng quan, xây dựng chiến lược cụ thể, tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà doanh nghiệp định hướng phát triển. Từ đó, tiến hành đan cài các mục tiêu ĐMST vào trong chiến lược thực thi. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ năng lực ĐMST sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cần lan tỏa tinh thần ĐMST tới toàn thể nhân sự của doanh nghiệp, bởi vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp- yếu tố nhân sự chính là động lực trong công cuộc ĐMST tại doanh nghiệp

Thứ hai, doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu nhiều nguồn lực bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn lực con người vào các hoạt động R&D. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam nào có cường độ đầu tư vào các hoạt động R&D càng lớn thì năng lực ĐMST của doanh nghiệp càng cao.

Để có nguồn lực về tài chính, thu hút được vốn đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông doanh nghiệp, dự án, nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng, kết hợp với các tổ chức, các startup công nghệ, R&D trẻ để cùng phát triển. .

Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc nâng cao tay nghề, cả công nhân và kỹ sư, có như vậy thì khi áp dụng các công nghệ khoa học mới vào doanh nghiệp thì hiệu suất và hiệu quả mới được nâng cao. Bởi ngay cả khi các doanh nghiệp đầu tư những trang thiết bị hiện đại, nhưng nguồn nhân lực không đủ để vận hành, thì đầu tư cho ĐMST trong quy

73

trình sản xuất, vận hành doanh nghiệp cũng không đạt được kết quả. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên tổ chức, thực hiện các chương trình liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu có năng lực trao học bổng cho sinh viên, nhân viên, gửi các “tài năng trẻ” sang các quốc gia có công nghệ phát triển và nền giáo dục hiện đại để học tập.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần tận dụng các chính sách công, chương trình hoạt động hỗ trợ đến từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Khi áp dụng các chính sách, các doanh nghiệp nên huy động các nguồn lực hiện đang có, tiến hành đánh giá thường xuyên mức độ hiệu quả trong các hoạt động ĐMST đang áp dụng trong thực tiễn để có thể điều chỉnh và thay đổi cách thức tiếp cận cho hợp lý.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)