Thảo luận kết quả mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 65)

Kết quả hồi quy cho thấy hai yếu tố của vùng văn hoá là cường độ nghiên cứu và phát triển RD và quy mô doanh nghiệp Size có ảnh hưởng tích cực và đáng kể tới khả năng ĐMST của doanh nghiệp, cụ thể với các công ty trên sàn HNX. Điều này củng cố cho các nghiên cứu trước đó về tác động của văn hóa vùng tới năng lực ĐMST của các doanh nghiệp, cụ thể cho thấy tác động dương giống với trong nghiên cứu của Wei, Kang & Wang (2019) với số liệu tại Trung Quốc nhưng với hệ số hồi quy nhóm nghiên cứu tìm được nhỏ hơn tức ảnh hưởng của cường độ nghiên cứu và phát triển RD và quy mô doanh nghiệp Size có ảnh hưởng hơn so với mẫu tại Trung Quốc. Kết quả này đồng thời chỉ ra sự đầu tư vào quỹ nghiên cứu và phát triển cùng với sự tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp sẽ đi kèm với khả năng ĐMST của doanh nghiệp đó. Tuy vậy, với mẫu nghiên cứu lấy số liệu từ sàn HNX giai đoạn 2017 - 2019 chưa làm nổi bật được các đặc điểm khác của văn hóa vùng lên tính ĐMST.

Sự ảnh hưởng của cường độ nghiên cứu và phát triển và quy mô doanh nghiệp tới khả năng ĐMST của doanh nghiệp được nhóm tác giả tìm ra cũng có kết luận giống với nghiên cứu của Song & cộng sự (2019) đối với khu vực Trung Quốc. Đồng thời, sự ảnh hưởng này cũng trái ngược với mô hình văn hoá của Hofstede trên bối cảnh của Croatia khi cho rằng không có liên hệ nào giữa vùng văn hoá và ĐMST. Điều này cho thấy sự khác

66

biệt với các nghiên cứu khác có thể bắt nguồn từ sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu được áp dụng và sự khác biệt về văn hóa vùng của từng đất nước, vùng lãnh thổ của mỗi nghiên cứu. Bên cạnh đó, phân tích số liệu thu thập từ các công ty trên sàn HNX tại Việt Nam đã cho thấy vài nét tương đồng với nghiên cứu tại khu vực Trung Quốc. Với các nước có văn hóa vùng tương đồng như Việt Nam và Trung Quốc, cường độ nghiên cứu và phát triển và quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều tới khả năng đổi mới. Đặc biệt với các công ty có cùng điều kiện địa lý và văn hoá, tác động của hai nhân tố trên tới ĐMST của doanh nghiệp trên sàn HNX là rất lớn.

Các biến quan trọng thể hiện văn hóa vùng, cụ thể về trụ sở công ty Geogra và các đặc điểm của CEO như nơi sinh của CEO - Culture, Nhiệm kỳ của CEO - Tunure và Tunure 2,... chưa đạt được kết quả kỳ vọng hay kết quả tương đồng với nghiên cứu của Wei, Kang & Wang (2019) trước đó tại Trung Quốc - quốc gia có văn hoá khá tương đồng với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chưa thể kết luận được ảnh hưởng của văn hóa vùng tới khả năng ĐMST của doanh nghiệp trên phương diện nghiên cứu định lượng dựa vào số liệu lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các công ty thuộc sàn HNX. Nguyên nhân của kết quả này có thể do giới hạn về số lượng quan sát của mẫu chưa đủ lớn hoặc do văn hóa vùng chưa ảnh hưởng rõ nét trên phương diện ĐMST của các doanh nghiệp trên sàn HNX. Hạn chế của nghiên cứu này cần các nghiên cứu định lượng tiếp theo về ảnh hưởng của vùng văn hoá tới ĐMST của doanh nghiệp để lý giải những ảnh hưởng trên.

67

CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG VÀ ĐỔI MỚI SÁNG

TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Tổng quan hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam

5.1.1 Tình hình chung

Hiện nay, hoạt động ĐMST được đánh giá là một hoạt động quan trọng, mang tính chủ chốt giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao năng suất, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế (Nhạ & Quân, 2013).

Trong Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, Nghị quyết số 20-NQ/TW đã khẳng định phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Thuvienphapluat.vn ,2012). Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định những nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời đã phát triển và nhấn mạnh rõ hơn khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu; khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới; lấy khoa học - công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động trên đất nước ta. (Thuvienphapluat.vn, 2016). Để hiện thực hóa yêu cầu cao về vai trò của khoa học - công nghệ trong giai đoạn mới, Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của khoa học - công nghệ và ĐMST, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Điểm mới về nhận thức trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII về vai trò của khoa học - công nghệ là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu ĐMST

như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc. (Thuvienphapluat.vn, 2021)

5.1.2 Văn hóa vùng của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Có thể nhận thấy vai trò của văn hóa vùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động ĐMST nói riêng là vô cùng quan trọng. Hệ thống văn hóa

68

của Hofstede được nhóm tác giả áp dụng để chỉ ra các đặc điểm văn hóa vùng ảnh hưởng đến hoạt động các doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là ĐMST. Trước hết, các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng triển khai tinh thần chủ nghĩa tập thể cao hơn so với các nhà quản trị tại các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ (Ralston & cộng sự, 1999). Bên cạnh đó, đặc trưng của người Việt Nam trong công việc như hòa thuận, có lối suy nghĩ tập thể và mong muốn đưa ra quyết định có lợi cho cả tập thể thay vì mục đích cá nhân cũng tạo nên văn hóa vùng đặc trưng của doanh nghiệp Việt (Nguyen & Mujtaba, 2011). Hofstede nhận định rằng nền văn hóa Việt Nam tồn tại khoảng cách quyền lực rất lớn, có thể được chứng minh bởi mô hình chung của hệ thống ra quyết định tập trung tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều do các nhà lãnh đạo và các nhà quản trị cấp cao thực hiện (Napier, 2006). Bên cạnh đó, mặc dù từng bước đã xóa bỏ bất bình đẳng giới trong thế hệ trẻ Việt Nam, tại các doanh nghiệp Việt Nam, các vị trí chủ chốt trong ban điều hành phần lớn vẫn do nam giới nắm giữ và người lao động Việt Nam vẫn ngầm chấp nhận sự chênh lệch về mức lương và phúc lợi giữa hai nhóm giới tính này (Knodel & cộng sự, 2004). Chỉ số trung bình về thái độ né tránh rủi ro (Sower & Sower, 2004) cho thấy người Việt Nam kể cả các nhà quản trị doanh nghiệp trong nước có mức độ e ngại rủi ro nhất định, trì hoãn việc ra quyết định tạm thời khi không chắc chắn và có xu hướng bác bỏ những ý kiến hoặc hành vi không có tiền lệ, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, người Việt Nam lại khá linh hoạt và dễ thích ứng với môi trường thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Về định hướng dài hạn, số điểm 57 mà Việt Nam nhận được có thể coi là khá thấp so với các nước khác thuộc nền văn hóa Đông Á như Trung Quốc là 87, Nhật Bản là 88, Đài Loan là 93 (Hofstede Insights, 2021). Tuy không phải là một nền văn hóa ngắn hạn hoàn toàn nhưng người Việt Nam cũng không quá coi trọng sự dài hạn và có thể coi Việt Nam là một nền văn hóa thực dụng. Trong các xã hội với định hướng thực dụng, con người ta tin rằng sự thật phụ thuộc rất nhiều vào tình huống, bối cảnh và thời gian. Người Việt Nam cho thấy khả năng thích ứng truyền thống dễ dàng cùng với các điều kiện thay đổi, xu hướng tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ, tiết kiệm và kiên trì để đạt được kết quả (Sower & Sower, 2004). Cuối cùng, văn hóa Việt Nam được cho là gò bó với số điểm được đánh giá thấp đối với khía cạnh Thoải mái/Gò bó. Người Việt Nam có xu hướng hoài nghi và bi quan, không chú

69

trọng quá nhiều vào việc giải trí, thư giãn và chấp nhận bị giới hạn hành động bởi những quy tắc và chuẩn mực xã hội.

Hình 4: So sánh 6 yếu tố đặc trưng văn hóa quốc gia giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam

Nguồn: hofstede-insights.com

Từ những phân tích trên, nhóm tác giả nhận thấy văn hóa vùng từng bước có tác động sâu rộng từ bản thân từng nhân sự của doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận nền tảng liên quan đến giá trị và chuẩn mực văn hóa trong văn hóa dân tộc, địa phương và văn hóa vùng. Mọi cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa vùng. Cho nên, văn hóa vùng phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu. Văn hóa vùng tạo lập cho lãnh đạo các doanh nghiệp tại đó phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp từng nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong thực tiễn.

5.1.3 Hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa trên phiếu khảo sát thu nhập, điều tra thông tin xây dựng Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020, về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và lớn về ĐMST (dựa trên mức độ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, khả năng R&D…)

70

(business.gov, 2020), các tác giả đã có nhận định về kết quả về Công nghệ, ĐMST, trong đó có 222/420 (53,8%) doanh nghiệp tham gia khảo sát có khả năng tự chủ về mặt công nghệ để sản xuất và đổi mới sản phẩm và còn lại 46,2% doanh nghiệp đánh giá công nghệ hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ thể khác, doanh nghiệp không thể tự sản xuất và thay đổi công nghệ để đổi mới sản phẩm. Trong số đó, 133/420 (chiếm 31,67%) có mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ, 72/420 (chiếm 17,14%) doanh nghiệp có “Công nghệ tự nghiên cứu, phát triển và đăng ký bản quyền” và chỉ 4,04% doanh nghiệp “đi thuê” công nghệ phục vụ sản xuất, đổi mới sản phẩm, dịch vụ (2021). Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đã có nhận thức về việc ĐMST và từng bước đẩy mạnh hoạt động này tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp thực sự đầu tư cho việc ĐMST. Trong tương lai, các doanh nghiệp cần phải phải làm chủ công nghệ, nắm giữ các công đoạn sản xuất để có thể điều chỉnh phù hợp, cải thiện chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động R&D để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ đổi mới.

Trong số các doanh nghiệp trong Bảng số liệu sơ cấp do các tác giả tự thu thập, có thể kể đến tiêu biểu một số hoạt động về ĐMST của các doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam. Trước hết phải kể đến Tập đoàn FPT, tại Ngày hội Định hướng và Đổi mới sáng tạo - SoICT Innovation Day 2020, anh Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT đã mang đến thông điệp về sự ĐMST, đồng thời giới thiệu về vai trò của ĐMST thông qua những sản phẩm công nghệ của FPT giúp thay đổi, giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng và tối ưu hơn. Tiêu biểu là hệ thống đăng ký mua vé đường sắt trực tuyến của FPT, hay hệ thống Trợ lý ảo Tổng đài FPT.AI giúp giải quyết bài toán chi phí và nhân sự cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, FPT cũng đầu tư vào các dự án Startup công nghệ như akaBot - lọt Top 35 sản phẩm RPA tốt nhất toàn cầu giúp tự động hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng Robot, hay quỹ tài năng trẻ nhằm khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào công cuộc “Chuyển đổi số” của FPT (FPT Techinsights, 2020). Gần đây, FPT cũng đã chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Startup Base.vn, một hệ thống giúp tối ưu hóa việc quản lý các công việc cho doanh nghiệp (FPT bắt tay Base.vn tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2021). Có thể thấy rằng, FPT không chỉ là

71

doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ của Việt Nam, mà đây còn là doanh nghiệp không ngừng ĐMST, bắt kịp với những nhu cầu mới nhất của khách hàng, của xu hướng kinh tế. Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến “Vingroup”, một tập đoàn với nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ sản xuất mì gói (năm 1993), đến hoạt động kinh doanh Bất động sản, nghỉ dưỡng, công viên, đến hoạt động bán lẻ, các sản phẩm công nghệ, xe điện, ô tô, và gần đây nhất là lĩnh vực giáo dục. Có thể thấy sau hơn 20 năm thành lập, Vingroup đã thay đổi không ngừng trở thành Tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, đầu tư vào rất nhiều thị trường (Vingroup rót thêm 300 triệu USD vào thị trường Mỹ, kéo tổng vốn điều chỉnh ra nước ngoài của Việt Nam tăng 25 lần, 2021). Tất cả những thành công ấy đều nhờ vào sự thay đổi không ngừng và kịp thời, để bắt kịp xu thế thời đại. Đặc biệt, Vingroup cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có Quỹ Đổi mới sáng tạo - VinIF (2019), nhằm hỗ trợ Nghiên cứu khoa học cho các trường Đại học, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện Nghiên cứu khoa học, công nghệ và ĐMST nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. Quỹ VinIF này đã thúc đẩy, cổ vũ rất nhiều những “tài năng trẻ” tham gia vào công cuộc đổi mới chung của toàn quốc, tham gia vào những dự án triển vọng, mang tầm ảnh hưởng tích cực lớn đến xã hội, kinh tế Việt Nam (Vinbigdata.org, 2019). Trong năm 2019, Quỹ Đổi mới sáng tạo- VINIF đã tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án Nghiên cứu khoa học và công nghệ (Vingroup.net,2019)

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đủ lớn, và đủ tiềm lực để thực hiện hoạt động ĐMST như các doanh nghiệp nêu trên tại Việt Nam chưa thực sự nhiều, các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở hoạt động đổi mới về máy móc, công nghệ, mà ít có doanh nghiệp nào đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm. Vì vậy, trong mục 5.2, các tác giả có gợi ý một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất đối với Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST toàn diện.

5.2 Một số gợi ý chính sách đối với doanh nghiệp và đề xuất với chính phủ Việt Nam hằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của văn hóa vùng đến hoạt động đổi Nam hằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của văn hóa vùng đến hoạt động đổi mới sáng tạo

5.2.1 Gợi ý chính sách đối với doanh nghiệp

Trên cơ sở những kết quả trong nghiên cứu, các tác giả nhận thấy có hai yếu tố chính ảnh hưởng lớn đến mức độ ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, doanh nghiệp

72

có quy mô càng lớn, thì mức độ ĐMST càng cao. Thứ hai, doanh nghiệp nào cường độ đầu tư vào R&D càng lớn thì càng có mức độ ĐMST càng cao. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động ĐMST của các doanh nghiệp theo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)