44
Ý k ến củ t c ả: Qua các tình huống từ thực tiễn xét xử, có thể thấy rằng đối
với vấn đề có ghi nhận nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không đang có các quan điểm trái ngược nhau, và hiện nay pháp luật chưa quy định rõ về vấn đề này.
Ở tình huống thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ án đương sự có đơn rút yêu cầu khởi kiện, do đó TAND thành phố Long Xuyên ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, thời điểm này quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn hiệu lực nên cần thiết phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời Tòa án phải xử lý đối với biện pháp bảo đảm mà ông Cần, bà Thạnh đã thực hiện. Quyết định đình chỉ giải quyết của TAND thành phố Long Xuyên đã ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như huỷ quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, và trả lại tài sản bảo đảm cho đương sự. Cũng với tình huống tương tự như trên, nhưng đồng thời với việc nộp đơn rút yêu cầu khởi kiện, đương sự nộp đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. TAND huyện Hàm Tân hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dựa trên căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015, thay vì căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015, vì vậy, TAND huyện Hàm Tân không ghi nhận nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, chỉ ghi nhận riêng bằng quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tác giả cho rằng hướng xử lý của TAND thành phố Long Xuyên là phù hợp, bởi lẽ, biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm mà ông Cần, bà Thạnh đã thực hiện cũng là vấn đề trong vụ án cần được giải quyết khi vụ án bị đình chỉ. Việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định “số phận” của biện pháp bảo đảm cũng là hậu quả khi đình chỉ giải quyết vụ án. Việc BLTTDS năm 2015 quy định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện trong một quyết định riêng biệt không ảnh hưởng đến việc có thể hiện nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, việc không ghi nhận nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm là hợp lý, bởi lẽ, trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn đã có yêu cầu huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Do đó, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trước khi xuất hiện căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó, nguyên đơn mới có đơn rút
yêu cầu khởi kiện, như vậy, việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm không phải là hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án. Nên không cần phải ghi nhận nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ. Ở tình huống thứ hai, đương sự có đơn rút yêu cầu khởi kiện và đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng một ngày, và TAND huyện Hàm Tân căn cứ vào việc đương sự nộp đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời để ban hành quyết định hủy bỏ, như vậy, việc đình chỉ giải quyết vụ án không phải là căn cứ để hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm, do đó, TAND huyện Hàm Tân không ghi nhận việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ là điều hợp lý.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị nhƣ sau:
TANDTC cần có hướng dẫn đối với những vụ án mà Toà án đình chỉ giải quyết vụ án từ đó làm căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án cần ghi nhận nội dung xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời ở phần hậu quả của việc đình chỉ; trường hợp khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyết định buộc người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm thì ngoài nội dung xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc xử lý đối với biện pháp bảo đảm cũng phải được thể hiện ở phần hậu quả của việc đình chỉ.
46
Kết luận Chƣơng 2
Hiện nay chưa có quy định hướng dẫn xử lý tạm ứng án phí khi vụ án bị đình chỉ theo điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Trong thực tiễn khi đình chỉ giải quyết vụ án vì có lý do thuộc trường hợp này, Toà án đã tuyên trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự, mặc dù chưa có quy định nào hướng dẫn, nhưng cách xử lý như trên là hợp lý. Do đó, cần bổ sung hướng dẫn về việc xử lý tiền tạm ứng án phí trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm h khoản 1 điều 217 BLTTDS năm 2015, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, theo hướng tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho đương sự.
Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án thì cần phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn, Toà án thường gặp lúng túng bởi không biết phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án khi đình chỉ giải quyết vụ án như thế nào. Để khắc phục thiếu sót nêu trên, cần thiết phải có hướng dẫn cách thức xử lý hậu quả của việc thi hành án theo hướng, trường hợp tài sản vẫn còn nguyên trạng, chưa chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba thì chủ sở hữu, bên giao tài sản ban đầu được nhận lại tài sản; trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình hoặc đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu, người đã giao tài sản ban đầu không được nhận lại tài sản, nhưng được người nhận tài sản theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành hoàn lại giá trị tài sản. Giá trị tài sản được bồi hoàn là giá trị của tài sản thi hành án vào thời điểm Toà án giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Trường hợp vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc đình chỉ giải quyết vụ án dẫn đến huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời Tòa án cũng phải xem xét xử lý đối với biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này cần xác định việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý đối với biện pháp bảo đảm là hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án và ghi nhận ở phần hậu quả của việc đình chỉ trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
KẾT LUẬN
Luận văn đã phân tích và làm rõ quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, qua đó, có thể thấy được hiện nay quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề này đang còn tồn tại một số bất cập, thiếu sót, và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là vấn đề cấp bách đang được đặt ra.
Để khắc phục những thiếu sót trên, Quốc hội cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng: Đối với việc xác định vụ án sau có khác vụ án trước hay không, phải dựa vào các tiêu chí về nội dung và hình thức. Về hình thức, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp; về nội dung, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về đối tượng tranh chấp, bản chất vụ án. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án.
Bên cạnh đó, Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản để hướng dẫn áp dụng pháp luật trong thực tiễn theo hướng khi đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, thì đương sự được nhận lại tiền tạm ứng án phí; đối với xử lý hậu quả của việc thi hành án khi đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cần theo hướng trường hợp tài sản đã thi hành án vẫn còn nguyên trạng, chưa chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba thì chủ sở hữu, bên giao tài sản ban đầu được nhận lại tài sản; trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình hoặc đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu, người đã giao tài sản ban đầu không được nhận lại tài sản, nhưng được người nhận tài sản theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành hoàn lại giá trị tài sản. Giá trị tài sản được bồi hoàn là giá trị của tài sản thi hành án vào thời điểm Toà án giải quyết hậu quả của việc thi hành án; trong trường hợp Toà án đình chỉ giải quyết vụ án mà quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đang còn hiệu lực thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án cần ghi nhận nội dung xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời ở phần hậu quả của việc đình chỉ. Trường hợp khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyết định buộc người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm thì ngoài nội dung xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc xử lý đối với biện pháp bảo đảm cũng phải được thể hiện ở phần hậu quả của việc đình chỉ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Văn bản quy phạm pháp luật A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25-11-2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11 ngày 15-6-2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 65/2011/QH12 ngày 29-3-2011 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự);
3. Luật thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12 ngày 14-11-2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25-11-2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự);
4. Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng (Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13) ngày 28-03-2012;
5. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
6. Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24-9-2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự;
7. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13-01-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự;
8. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án;
9. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.