Biểu mẫu số 04-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của HĐTP TANDTC ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

24

mình đang bị người khác xâm phạm. Đối với vụ án nêu trên, HĐTP TANDTC huỷ quyết định của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, vì lý do cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án, điều này dẫn đến hệ quả bà Ngọc không được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án nữa, trong khi tranh chấp giữa bà Ngọc và bà Yến vẫn còn tồn tại trên thực tế. Vậy bà Ngọc làm cách nào để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình? Nhìn lại những trường hợp được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015,“ ườ k ở k n rút toàn bộ yêu cầu k ở k n oặc n uyên ơn ã ược tr u t p ợp l lần t ứ mà vẫn vắn mặt…” cũng là trường hợp lý do đình chỉ

xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của đương sự, xuất hiện sau khi Toà án thụ lý vụ án, tương tự như trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, nhưng đương sự vẫn được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án. Vậy tại sao trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 đương sự lại không được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án?

Từ những phân tích nêu trên, tác giả kiến nghị nhƣ sau:

Quốc hội cần sớm sửa đổi khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 về quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án của đương sự trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, theo hướng đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự.

Kết luận Chƣơng 1

“Quyết ịn n c ỉ ả quyết v n d n s là p ươn t ức ả quyết v n d n s về n t ức”17, nó được ban hành khi xuất hiện lý do đình chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015. Do đó, xác định việc khởi kiện vụ án sau khác với vụ án trước hay không đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đương sự tái khởi động lại việc khởi kiện tại Toà án. BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định về vấn đề này, tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng cho thấy, nếu chỉ áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 để xét sự khác nhau giữa tư cách đương sự, quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước hay không là chưa đầy đủ. Do đó Quốc hội cần bổ sung quy định tại Điều 218 BLTTDS 2015 theo hướng khi xem xét, đánh giá việc khởi kiện vụ án sau khác vụ án trước, qua đó xác định đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự hay không, cần dựa trên tiêu chí về nội dung và hình thức. Về hình thức, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp; về nội dung, việc khởi kiện vụ án sau phải khác vụ án trước về đối tượng tranh chấp, bản chất vụ án.

Việc quy định đương sự không được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn, quan hệ pháp luật có tranh chấp khi vụ án bị đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 là không hợp lý. Bởi vì, xét về bản chất thì trong thực tế tranh chấp giữa các bên vẫn còn tồn tại mà không được giải quyết. Lý do đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này chỉ tồn tại giới hạn trong vụ án đã bị đình chỉ, khi đương sự khởi kiện lại, việc đương sự không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, chi phí tố tụng vẫn chưa xảy ra chừng nào Toà án chưa ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng, và có thể không xảy ra nếu ở thời điểm này họ đã đủ điều kiện kinh tế. Trong khi những trường hợp còn lại mà pháp luật quy định đương sự không được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án, lý do để đình chỉ giải quyết vụ án tồn tại xuyên suốt ngay cả trước khi đương sự nộp đơn khởi kiện lại. Do đó, Quốc hội cần sớm sửa đổi khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 theo hướng trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w