Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.309.

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 48)

30 Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.312.31 Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.315. 31 Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.315.

42

Biểu mẫu quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời32 do HĐTP TANDTC ban hành cũng thể hiện rõ nội dung xử lý đối với biện pháp bảo đảm khi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo quy định này, khi xuất hiện căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định quyết định huỷ bỏ, tức là việc huỷ bỏ phải được thể hiện bằng một quyết định riêng biệt, hơn nữa, việc huỷ bỏ phải được thực hiện ngay. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ cần thể hiện trong bản án, quyết định của Toà án là chưa đúng theo tinh thần của điều luật, hơn nữa, trường hợp căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời xuất hiện trước khi Toà án ra bản án, quyết định nhưng phải đợi đến khi có bản án, quyết định thì biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được huỷ bỏ là chưa đáp ứng được tính cấp bách của việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Một vấn đề khác là khi đã ban hành một quyết định riêng biệt thì có phải ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Tác giả cho rằng nên thể hiện việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ, bởi lẽ, quyết định đình chỉ đóng vai trò là quyết định giải quyết vụ án, do đó, bản thân nó phải thể hiện tất cả những vấn đề Toà án phải giải quyết trong vụ án đó, bao gồm cả biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm. Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24-9-2020 cũng quy định việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài việc thể hiện bằng một quyết định riêng rẽ còn phải được ghi nhận trong bản án. Do đó, không có lý do gì để cho rằng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm không được thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, không phải mọi trường hợp vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khi đình chỉ giải quyết vụ án thì biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được huỷ bỏ, có nhiều trường hợp trước khi đình chỉ giải quyết vụ án thì đã xuất hiện căn cứ huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên Toà án đã ban hành quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước đó; và không phải trường hợp nào huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc xử lý đối với biện pháp bảo đảm cũng được đặt ra. Do đó, theo quan điểm của tác giả, việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm cần được thể hiện ở phần hậu quả của việc đình chỉ trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng phải xem xét tuỳ trường hợp. Trường hợp biện pháp khẩn 32 Mẫu số 07-DS, 08-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

cấp tạm thời đã được huỷ bỏ trước khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án thì không cần phải thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nữa, bởi vì trường hợp này việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không được xem là hậu quả xuất phát từ việc đình chỉ giải quyết vụ án; trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án là căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì cần phải tuyên nội dung xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phần hậu quả của đình chỉ trong quyết định đình chỉ; trường hợp người yêu cầu có thực hiện biện pháp bảo đảm thì cần phải tuyên việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong phần hậu quả

của việc đình chỉ trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Ví dụ cụ thể như sau: Tại quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của TAND thành phố Long Xuyên đã tuyên “Huỷ b quyết ịn p d n b n p p k ẩn cấp t m t ờ … t Quyết ịn p d n b n p p k ẩn cấp t m t ờ s 08/2016/QĐ-BPKCTT n ày 17/8/2016; uỷ b quyết ịn buộc t c n b n p p bảo ảm s 07/2016/QĐ-BPBĐ n ày 16/8/2016 củ T D t àn p on Xuyên; ôn Hồ ăn Cần và bà Đỗ T ị T n ược n n l 5.000.000 …t eo quyết ịn buộc t c n b n p p bảo ảm s 07/2016/QĐ-BPBĐ n ày 16/8/2016 củ T D t àn p on Xuyên.”33

Cũng cùng tình huống huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng TAND huyện Hàm Tân không tuyên việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án34, chỉ tuyên bằng một quyết định riêng biệt35.

Một tình huống khác, trong quá trình giải quyết vụ án, người yêu cầu có đơn đề nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời36, sau đó nguyên đơn có đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Toà án đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định đình chỉ không ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm37.

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w