Quan điểm, mục tiêu chính sách

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33 - 37)

- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

1.2.1. Quan điểm, mục tiêu chính sách

1.2.1.1. Quan điểm chính sách

Quan điểm của Đảng về nhân lực nói chung và nhân lực ngành y tế nói riêng là: con người luôn là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Đối với ngành y tế, quan điểm đó được quán triệt trong nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội, trong đó, chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai

của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất

bản Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.93).

Quá trình đổi mới nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thể hiện tập trung tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23-2- 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đảng ta đề ra mục tiêu của công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân là: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao

sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức

27

khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Nguồn: https:// tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van- ban-cua-dang).

Về nhân lực để đảm bảo cho việc cụ thể hóa quan điểm trên của Đảng, tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 “Về tăng cường công tác bảo vệ,

chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” có đưa ra nhiệm

vụ, giải pháp cụ thể về đãi ngộ nhân lực y tế như sau “Thực hiện đãi ngộ xứng

đáng đối với cán bộ y tế....có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong...”. và đặc biệt mới đây tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày

24/01/2019 “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2045”. Theo đó, Nghị quyết đã nêu mục tiêu đến năm 2030 là xây

dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, phát triển thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước. Trong đó lĩnh vực y tế được chú trọng phát triển cả về chuyên môn y tế và chất lượng nguồn nhân lực y tế (Nguồn: https:// tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang).

1.2.1.2. Mục tiêu chính sách Mục tiêu chung

Dựa trên các quan điểm quốc gia về đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế, các mục tiêu của chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế được nêu lên như sau: Ổn định nguồn nhân lực y tế; có cơ chế chính sách đãi ngộ đối với nhân lực ngành y tế cần đảm bảo tương xứng với lao động để đủ sức hút đối với nhân lực y tế; từng bước xây dựng nền y tế quốc gia thành hệ thống chăm sóc

28

sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu cụ thể

Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23-2-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 “Về tăng cường công tác bảo

vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết

số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng

đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đều đề cập đến vấn đề phát triển về

nhân lực y tế và có cơ chế đãi ngộ đối với nhân lực y tế. Do vậy, có thể tóm lược mục tiêu cụ thể đối với nhân lực y tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành y tế trong tình hình mới từ các văn kiện trên như sau:

(1) Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên…, bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế (Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013). (2) Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế. Xác định bậc lương khởi điểm phù hợp với thời gian đào tạo. Có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong, ... (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, tr4).

(3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng nhanh và bền vững (Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019).

29

Có thể nói, quan điểm và mục tiêu được đưa ra đối với chính sách đãi ngộ nhân lực y tế được đặt trong trọng tâm phát triển ngành y tế của Việt Nam nói chung và ngành y tế thành phố Đà Nẵng nói riêng. Định hướng tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo y tế cho xã hội; mà trong đó chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu.

Tại thành phố Đà Nẵng, đối với nhân lực khu vực công để thực hiện mục tiêu trên thì việc thực thi tốt các chính sách của nhà nước đối với nhân lực y tế là một trong những giải pháp tiên quyết hàng đầu để đảm bảo hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với ngành y tế nói chung và đối với nhân lực y tế nói riêng.

1.2.1.3. Các quy định chính sách

Ở cấp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các văn bản pháp luật ban hành có liên quan bao gồm: Luật Viên chức năm 2010 số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 201, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Viên chức năm 2010.

Ở cấp Chính phủ, một số các nghị định hướng dẫn thi hành được ban hành rộng rãi như: Nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Riêng đối với ngành y tế, Nhà nước còn cụ thể hóa việc thực hiện chính sách đãi ngộ bằng các văn bản như: Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7

30

năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2011/NĐ- CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức người lao động tại các cơ sở y tế công lập.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)