của các cơ quan này là yếu tố đầu tiên quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế.
1.1.4. Các phương pháp thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực ngànhy tế y tế
Phương pháp thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực y tế ở nước ta là cách thực tổ chức thực hiện của chủ thể để đối tượng thụ hưởng được hưởng thụ chính sách. Có nhiều phương pháp được áp dụng, trong đó có thể kể đến là:
1.1.4.1. Phương pháp hành chính
Là phương pháp có tính chất quy định bắt buộc bằng những khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên ở nước ta phương pháp này ít được sử dụng do ý nghĩa của việc thực thi chính sách là mang đến cho người thụ hưởng sự đãi ngộ tốt nhất, xứng đáng nhất với năng lực và công sức đã bỏ ra của họ. Chỉ khi nào, ở địa phương đơn vị nào việc thực thi chính sách còn mang tính chủ quan, duy ý chí hoặc gây xung đột, mất đoàn kết, mất dân chủ nội bộ thì mới áp dụng phương pháp này.
1.1.4.2. Phương pháp kinh tế
Là phương pháp dựa trên tính kinh tế và lợi ích kinh tế để hướng dẫn nhân lực y tế thực hiện chính sách. Ngày này, xu hướng sử dụng phương pháp kinh tế ngày càng được áp dụng nhiều vì trên thực tế, quyền lợi về kinh tế là mong muốn cơ bản và tối thiểu nhất của con người. Khi lợi ích kinh tế được thõa mãn thì năng suất lao động, năng suất làm việc sẽ tăng cao và yếu tố gắn bó với cơ quan, đơn vị cũng chặt chẽ hơn. Trong khu vực công, phương pháp kinh tế được sử dụng bằng hình thức thưởng, thu nhập tăng thêm, đãi ngộ thanh toán
ngày nghỉ phép…Có thể nói đây là phương pháp tốt nhất, khá dễ dàng để thực thi một chính sách.
1.1.4.3. Phương pháp thuyết phục
Là phương pháp tuyên truyền, giáo dục để đối tượng thụ hưởng hiểu rõ sự cần thiết phải áp dụng chính sách. Đây là phương pháp phổ biến trong khu vực công và nó thường được thể hiện trong các buổi họp cơ quan, sinh hoạt chính trị, sih hoạt chi bộ, đảng bộ…
Trên thực tế tại các cơ quan, đơn vị y tế khu vực công lập sẽ không sử dụng riêng lẻ một phương pháp nào mà luôn đều kết hợp cả ba phương pháp trên, tức là vừa tác động về mặt tinh thần, ý chí vừa tác động mặt vật chất, kinh tế; như vậy sẽ đảm bảo sự hài hòa trong thực hiện chính sách cũng như hiệu quả áp dụng chính sách sẽ triệt để, lâu dài và bền vững hơn.