Mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi ngườ

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 48 - 50)

4) Về quan niệm có thể “phát minh” ra các phương pháp sáng tạo mức cao:

4.5. Mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi ngườ

đông đảo mọi người

“Mọi người có quyền bình đẳng về hạnh phúc và quyền này, trước tiên, bao gồm quyền có cơ hội sáng tạo, quyền phát triển các năng lực liên quan để sáng tạo... Mọi người phải thành thạo công việc sáng tạo”.

G.S. Altshuller Hạnh phúc được định nghĩa khác nhau theo những góc nhìn khác nhau. Nhìn dưới góc độ sáng tạo và đổi mới, một người, nếu như các nhu cầu cá nhân chính đáng không được thỏa mãn, chắc không thể nói rằng mình hạnh phúc. Để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân chính đáng của mình, nói chung, người đó phải giải quyết tốt các vấn đề cụ thể gặp phải hoặc tự đề ra trong suốt cuộc đời. Nói cách khác, người đó phải suy nghĩ, hành động thực hiện sáng tạo và đổi mới trong suốt cuộc đời của mình.

Trong ý nghĩa này, nghề sáng tạo và đổi mới là nghề chung của tất cả

mọi người và mỗi người không thay đổi nghề này trong suốt cuộc đời của mình, không như những nghề chuyên môn khác, được đào tạo hiện nay. Đây cũng là nghề lâu đời nhất của nhân loại và có công cụ lao động lạc hậu nhất: phương pháp thử và sai. Nếu như trước đây, phương pháp thử và sai có thể chấp nhận dùng để đạt hạnh phúc, ngày nay, phương pháp thử và sai không còn chấp nhận được nữa vì giá phải trả quá lớn (xem mục nhỏ 3.3.2. Các khuynh hướng, thách thức và hệ quả).

Mỗi người bình thường có tiềm năng sáng tạo rất lớn, cũng có nghĩa tiềm năng hạnh phúc rất lớn, nhưng để tiềm năng trở thành hiện thực

cần có thêm các điều kiện khác, trong số đó, cần có hệ thống các công cụ thích hợp để khai thác. Điều này cũng tương tự như mỏ dầu là tiềm năng nhưng thiếu các công cụ thích hợp, người ta cũng không sử dụng được tiềm năng đó. PPLSTVĐM thay thế phương pháp thử và sai chính là hệ thống các công cụ làm công việc khai thác, phát triển các năng lực vốn có trong mỗi người để thực hiện sáng tạo và đổi mới, giúp thực thi quyền về hạnh phúc của mỗi người. Sau khi có PPLSTVĐM, giai đoạn tiếp theo là huấn luyện mọi người sử dụng PPLSTVĐM thành thạo thì các ích lợi của PPLSTVĐM mới thực sự thể hiện ra, nói cách khác, mới đạt đến hạnh phúc với giá trả thấp nhất có thể có.

Nếu như cuộc đời của mỗi người là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra và con người, vấn đề, quyết định đều rất đa dạng thì PPLSTVĐM – hệ thống công cụ cần trang bị cho tất cả

mọi người phải có phạm vi áp dụng rất rộng để phù hợp với sự đa dạng đó.

Khởi đầu, khi xây dựng TRIZ, G.S. Altshuller, trước hết, nhắm đến các kỹ sư, là những người thực hiện các sáng chế kỹ thuật. Ông muốn giúp họ nhận được nhiều patent. Sau này, trong các bài phát biểu, bài báo, sách của mình, G.S. Altshuller không ít lần nhấn mạnh khả năng và sự cần thiết phải mở rộng phạm vi áp dụng của TRIZ sang những lĩnh vực không phải là kỹ thuật. G.S. Altshuller thường nói trong các lớp học TRIZ, đại ý: "Sáng tạo có thể và cần phải khoa học hóa. Khoa học sáng tạo sẽ là khoa học chính xác, có thể dạy và học được để mỗi người bình thường (kể cả các bà nội trợ) có thể sáng tạo một cách khoa học, có phương pháp".

Bản thân người viết, từ năm 1971, khi bắt đầu học tại Học viện công cộng về sáng tạo sáng chế đã thử áp dụng những gì học được cho cả

những bài toán không thuộc lĩnh vực kỹ thuật và thu được những kết quả khả quan, không kém gì khi áp dụng giải các bài toán kỹ thuật liên quan đến vật lý thực nghiệm.

Năm 1977, khi điều kiện cho phép, người viết bắt đầu thực hiện ý định nung nấu từ lâu: phổ biến PPLSTVĐM ở Việt Nam. Sự cần thiết mở rộng TRIZ để dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi người đã trở nên thực sự cấp bách vì những lý do sau:

1. Nếu chỉ nhắm đến kỹ sư thì số người học rất ít.

2. Nếu dạy TRIZ nhằm mục đích giúp người học lấy nhiều patent thì không thích hợp với tình hình Việt Nam lúc đó, vì ngay cả cấp vĩ mô cũng còn chưa chú ý gì mấy đến bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung. Khái niệm patent còn xa lạ cả với giới làm khoa học, công nghệ.

3. Việc đưa một môn học "cũ người mới ta" vào các trường đại học ở

Việt Nam đã rất khó. Đưa một môn học không chỉ mới đối với Việt Nam mà còn mới đối với các nước phát triển thì còn khó gấp bội.

Để nhiều người có thể đến với môn học và nhận được nhiều ích lợi mà PPLSTVĐM có thể đem lại cho chính họ, người viết nhận thấy phải mở rộng TRIZ. Cho đến nay, việc mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi người được tiến hành theo các hướng sau:

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)