Sáng tạo mức cao: Cuộc chạy tiếp sức của phương pháp thử và sai, và sự cần thiết sáng chế ra PPLSTVĐM

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 32 - 34)

pháp th và sai, và s cn thiết sáng chế ra PPLSTVĐM

Quá trình sáng tạo của con người bị che phủ bởi tấm màn chưa được vén lên đầy đủ. Với những gì biết được, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về việc làm sao có được sáng tạo nói chung, đặc biệt, các sáng tạo mức cao nói riêng. Người này cho là sáng tạo do bẩm sinh, người khác – do kiên trì tìm kiếm, người khác nữa – may mắn tình cờ… Mỗi người đều bảo vệ ý kiến của mình bằng cách lấy các ví dụ có thật, xảy ra trong lịch sử phát triển khoa học và kỹ thuật của nhân loại để

minh họa. Về mức khó của bài toán và mức sáng tạo, nhiều người quan niệm rằng: 1) Bài toán càng nhiều người giải, giải không ra, mức khó của bài toán càng cao và do vậy, nhiều người tránh giải loại bài toán này; 2) Bài toán càng nhiều người giải, giải không ra, vậy sau đó, người nào giải ra, người đó có mức sáng tạo cao hơn hẳn những người khác.

Một trong những cách tiếp cận truyền thống xây dựng PPLSTVĐM là nghiên cứu xem những người có sáng tạo mức cao suy nghĩ như thế

nào, với hy vọng "phát minh" ra phương pháp sáng tạo mức cao có sẵn. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể phổ biến nó cho những người khác.

Vậy TRIZ quan niệm như thế nào về những vấn đề trên? Để chuẩn bị

trả lời các câu hỏi này, chúng ta thử tưởng tượng: người ta tìm vàng như

thế nào ở thời kỳ chỉ có công cụ duy nhất là xẻng để đào đất. Hình 30a cho thấy khoảnh đất với diện tích bằng diện tích mà một người dùng xẻng có thể đào bới được trong suốt cuộc đời của mình. Trong khoảnh đất đó có hũ vàng. Hình 30b cho thấy khoảnh đất lớn hơn nhiều và hũ vàng cũng lớn hơn, công cụ đào bới tìm vàng vẫn là xẻng. Để tiện so sánh, khoảnh đất lớn được chia thành các ô, mỗi ô có diện tích bằng khoảnh đất nhỏ. Nếu coi việc tìm hũ vàng là bài toán, rõ ràng, bài toán

trên Hình 30b, với diện tích lớn gấp nhiều lần, giải khó hơn bài toán trên Hình 30a. Điều này cũng tương tự với phân loại bài toán theo α: α càng lớn, bài toán càng khó.

a) Khoảnh đất nhỏ có diện tích bằng diện tích mà một người dùng xẻng có thể đào được trong suốt cuộc đời của mình. Trong khoảnh đất đó có hũ vàng

b)

Hình 30: Gii bài toán tìm vàng thi kỳ dùng xng

Để ngắn gọn, bài toán trên Hình 30a được ký hiệu là BTA và bài toán trên Hình 30b – BTB. Dưới đây là một số ý phản ánh quan niệm của G.S. Altshuller về các vấn đề nêu ở phần đầu mục nhỏ này:

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)