Sơ đồ khối TRIZ

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 43 - 48)

4) Về quan niệm có thể “phát minh” ra các phương pháp sáng tạo mức cao:

4.4. Sơ đồ khối TRIZ

Đến nay, có thể nói, TRIZ là lý thuyết lớn, mang tính lôgích cao với hệ thống công cụ thuộc loại hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới. Sơ đồ khối của TRIZ được trình bày trên Hình 32.

Bài toán là điểm xuất phát của người giải, còn lời giải là đích. Người giải phải đi từ điểm xuất phát đến đích, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: trong đêm tối và chưa có sẵn con đường từ điểm xuất phát tới đích. Tình huống này không xa lạ với các đoàn thám hiểm. Họ đã làm thế nào để tới đích? Trước tiên, họ giở bản đồ, xác định đích đến. Sau đó, trên thực tế, họ xác định hướng cần phải đi. Trong khi hành quân theo hướng đã định, nhiều khó khăn cụ thể có thể nảy sinh như sông rộng, núi cao, khe sâu, rừng rậm, sa mạc, thú dữ… họ cần có các

phương tiện cần thiết dưới dạng các thông tin, tri thức, công cụ… để có thể vượt qua các khó khăn để đi tới đích. Bao trùm lên tất cả, họ cần có chương trình hành quân để bảo đảm sự phối hợp của tất cả các hoạt động. Như vậy, đoàn thám hiểm cần: 1) Định hướng về phía đích; 2) Các phương tiện cần thiết; 3) Chương trình bảo đảm sự thống nhất.

Trong tư duy sáng tạo theo phương pháp thử và sai hoặc theo những phương pháp cải tiến phương pháp thử và sai, cả ba cơ chế phục vụ ba yêu cầu nói trên đều không có một cách rõ ràng. Trong TRIZ, ba cơ chế

này trở nên bắt buộc và tạo thành ba bộ phận liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Cơ chế định hướng được xây dựng dựa trên cơ sở các quy luật phát triển khách quan của các hệ thống. Kho thông tin, kiến thức, công cụ là các phương tiện cần thiết và ARIZ đóng vai trò của chương trình bảo đảm sự thống nhất của quá trình thực hiện giải bài toán, xem Hình 32.

Hình 32: Sơ đ khi ca TRIZ

Dưới đây, người viết cố gắng trình bày một cách tổng quát ba cơ chế

nói trên.

Nghiên cứu các thông tin về sự phát triển, G.S. Altshuller đã tìm ra 9 quy luật phát triển hệ thống sau:

1. Quy luật về tính đầy đủ các thành phần của hệ thống. 2. Quy luật về tính thông suốt của hệ thống.

3. Quy luật về tính tương hợp của hệ thống. 4. Quy luật về tính lý tưởng của hệ thống.

5. Quy luật về tính không đồng đều trong sự phát triển các phần của hệ thống.

7. Quy luật về chuyển sự phát triển hệ thống từ mức vĩ mô sang mức vi mô.

8. Quy luật về tính điều khiển của hệ thống.

9. Quy luật về chuyển sự phát triển từ nguyên lý này sang nguyên lý khác (hay còn gọi là quy luật chuyển sự phát triển từ đường cong hình chữ S này sang đường cong hình chữ S khác).

Xét về mức độ khái quát hóa, 9 quy luật này cụ thể hơn 3 quy luật chung nhất của phép biện chứng duy vật về sự phát triển (1. Quy luật phủ định của phủ định; 2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về

lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; 3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) và khái quát hơn các quy luật phát triển do các khoa học cụ thể tìm ra. Do vậy, 9 quy luật nói trên đóng vai trò cầu nối hai chiều giữa triết học và các khoa học cụ thể nghiên cứu sự

phát triển. Điều này, một mặt, làm cho phép biện chứng duy vật trở nên gần với thực tế cuộc sống và mang tính ứng dụng cao hơn. Mặt khác, người giải bài toán có được các phương tiện với phạm vi áp dụng lớn hơn nhiều so với các phương tiện được xây dựng bởi các khoa học cụ

thể.

Nội dung của các quy luật phát triển hệ thống được cụ thể hóa một cách lôgích và nhất quán xuyên suốt tất cả các phần của TRIZ. Những quy luật phát triển hệ thống nói trên sẽ được trình bày chi tiết hơn trong quyển bảy của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới".

Trong TRIZ có công cụ mang tên "phân tích Vepol" (dịch và phiên âm từ tiếng Nga: Вепольный Анализ, còn tiếng Anh: Su – Field

Analysis), giúp người giải phân tích sự tương tác giữa các chất và trường năng lượng, kể cả các trường mang thông tin điều khiển có trong các hệ

thống, mà sự tương tác lệch chuẩn giữa chúng là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề. Nhờ phân tích Vepol, người giải khi gặp bài toán có thể

phân biệt bài toán đó thuộc loại bài toán chuẩn hay loại bài toán không chuẩn. Khái niệm "bài toán chuẩn" chỉ có ý nghĩa đối với người đã học xong TRIZ. Điều này cũng tương tự với việc: Sau khi học xong cách giải phương trình bậc hai theo delta ( Δ = b2 − 4ac ), từ đó trở đi phương

trình bậc hai trở thành bài toán chuẩn. Còn trước đó, phương trình bậc hai không phải là bài toán chuẩn.

Nếu bạn phát hiện ra bài toán của bạn là bài toán chuẩn, bạn rẽ sang bên tay trái, sử dụng ngay hệ thống các chuẩn để giải bài toán, xem Hình 32. Mỗi chuẩn trong hệ thống các chuẩn dùng để giải một loại bài toán, đóng vai trò tương tự như delta trong việc giải phương trình bậc hai. Hiện nay, TRIZ xây dựng được 76 chuẩn dùng để giải các loại bài toán khác nhau. Hệ thống 76 chuẩn được trình bày chi tiết hơn trong quyển tám của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới".

Khối bên trái trên Hình 32 là kho thông tin, kiến thức, công cụ của TRIZ. Khối này có hai nhiệm vụ. Thứ nhất, khối này giúp người giải tiết kiệm thời gian khi gặp các bài toán chuẩn (như vừa trình bày ở trên) hoặc khi gặp các bài toán gần chuẩn thì sử dụng các lời giải của các bài toán tương tự hoặc khi gặp các bài toán không có mức khó cao, người giải có thể sử dụng ngay hệ thống các thủ thuật (hay còn gọi là nguyên tắc) sáng tạo và các biến đổi mẫu.

Trong quá trình học và luyện tập sử dụng TRIZ ở trên lớp, người học phải giải rất nhiều bài toán. Do vậy, sau khi học xong, những lời giải của các bài toán này đóng vai trò "vốn" của người học. Sau đó, trên thực tế, nếu người giải gặp những bài toán tương tự như những bài toán đã giải, có thể dùng ngay "vốn" của mình bằng cách đưa ra các lời giải là các biến thể lời giải của các bài toán đã giải. Nhờ vậy, người giải cũng tiết kiệm thời gian.

Hệ thống các thủ thuật và các biến đổi mẫu là những công cụ đơn giản nhất của TRIZ. Đối với bài toán có mức khó thấp, người giải có thể

sử dụng ngay chúng dưới dạng các thủ thuật đơn lẻ hoặc tổ hợp vài thủ

thuật để giải. Hiện nay trong TRIZ có 40 thủ thuật dùng để khắc phục mâu thuẫn kỹ thuật và 11 biến đổi mẫu khắc phục mâu thuẫn vật lý. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản và các biến đổi mẫu sẽ được trình bày chi tiết hơn trong hai quyển bốn và năm của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới".

Nhiệm vụ thứ hai của khối bên trái là cung cấp thông tin, kiến thức, công cụ cho chương trình đầy đủ giải các bài toán không chuẩn có mức

khó cao hơn (từ mức ba trở lên), xem khối bên phải trên Hình 32.

Chương trình đầy đủ giải các bài toán không chuẩn có tên gọi là Algôrit giải các bài toán sáng chế (tiếng Nga: Алгоритм Решения

Изобретательских Задач; viết tắt là АРИЗ; chuyển sang ký tự latinh là ARIZ).

Nếu tổ chức một cuộc thi nhảy cao cho tất cả mọi người, ta thấy có chuyện sau:

Nếu độ cao là 20 cm, các bạn bảo: "Dễợt, ai cũng nhảy qua được". Nếu độ cao là một mét, chắc không phải ai cũng nhảy qua. Nếu độ cao gần hai mét – chắc chỉ có các kiện tướng thể thao. Nếu độ cao bằng lầu ba, có thể nói chắc rằng: không ai nhảy qua được. Thế nhưng, hàng ngày, mọi người vẫn leo lầu, có khi là lầu bốn, lầu năm… Ở đây, các bậc của cầu thang giúp mọi người: độ cao của một bậc thang vừa sức với mỗi người. ARIZ chính là cái cầu thang như vậy. ARIZ có nhiều bước

(ARIZ–85 có 38 bước), những bước này được xây dựng rõ ràng, cụ thể

giúp người giải bài toán dễ sử dụng. Nói cách khác, ARIZ là một chương trình định hướng, được kế hoạch hóa gồm nhiều bước, được xây dựng nhằm tổ chức hợp lý và có hiệu quả quá trình thực hiện giải bài toán của người giải. ARIZ kết hợp và phát huy những mặt mạnh của các yếu tố, quá trình như lôgích phát triển, các công cụ của PPLSTVĐM, cơ sở tri thức, trí tưởng tượng và hạn chế các mặt yếu như tính ì tâm lý của người giải. ARIZ không chỉ giúp người giải đi đến lời giải của bài toán cho trước mà còn giúp người giải phát triển, khái quát hóa lời giải, đúc rút kinh nghiệm giải bài toán một cách tự giác để tích lũy những kỹ năng tư

duy sáng tạo. ARIZ sẽ được trình bày chi tiết hơn trong quyển chín của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới".

Ngoài ra, TRIZ còn thông qua việc nghiên cứu tiếp tục và nghiên cứu việc sử dụng TRIZ của đông đảo những người giải bài toán để

không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Tóm lại, TRIZ nói chung và ARIZ nói riêng là hệ thống tự phát triển để phù hợp với thực tế khách quan và chủ quan trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới và luôn là hệ

thống cần thiết đối với đông đảo mọi người muốn giải quyết tốt các vấn đề.

hướng đến xây dựng và trang bị loại tư duy: “Nhìn xa, trông rng, xem xét toàn din, thy và hành đng gii quyết các mâu thun; da trên các quy lut phát trin khách quan, ch

đng sáng to và đi mi đi vi các h thng liên quan đ được s phát trin liên tc, đy đ, n đnh và bn vng”.

Một phần của tài liệu Ebook Giải quyết vấn đề và ra quyết đinh (Tập 1): Phần 2 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)