Các mức độ nhận thức

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 30 - 32)

Sơ đồ 1.1. Các mức độ nhận thức theo phân loại của Miller (2008)

George A. Miller (1920-2012) được coi là một trong những người sáng lập tâm lý học nhận thức. Công trình được nhắc đến nhiều nhất của ông là kim tự thápnhận thức (1990)[51]. Trong sơ đồ mô hình nhận thức có thể thấy được các mức độ cơ bản của nhận thức như sau:

- Mức 1: Biết . Là cấp độ nền tảng để xây dựng năng lực nhận thức. -Mức 2: Biết cách. Là biết cách sử dụng nhận thức trong việc thu thập, phân tích và giải thích thông tin, phát triển kế hoạch.

-Mức 3: Biết chỉ dẫn. Người nhận thức thể hiện sự tổng hòa các kiến thức và kỹ năng của mình để thực hiện thành thạo trên thực tế.

Kim tự tháp còn có chiều cạnh thứ ba trong phân loại mức độ để đánh giá mức độ nhận thức : đó là thái độ, kiến thức và kỹ năng.

Còn theo tác giả Benjamin Bloom - nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ (1956) và bản chỉnh sửa của Anderson và Krathwohl (2001) thì nhận thức có 6 cấp độ[13]:

-Mức 1: Nhớ. Khả năng nhận biết, hồi tưởng những thông tin được lưu trong trí nhớ, gọi tên lại những kiến thức đã từng được học.

-Mức 2: Hiểu. Khả năng hiểu được ý nghĩa, diễn giải, phân loại, tóm tắt, so sánh, giải thích, kết luận, chứng minh được vấn đề.

-Mức 3: Vận dụng. khả năng áp dụng những kiến thức học được vào tình huống như làm mẫu, thuyết trình, phỏng vấn, bắt chước.

-Mức 4: Phân tích. Khả năng chia nhỏ kiến thức để tư duy, trong mức này người học tư duy các thành phần của nhận thức và tư duy liên hệ với tổng thể. Người học có thể minh họa nhận thức bằng sự khác nhau, tổ chức và tổng hợp chúng.

-Mức 5: Đánh giá. Đây là mức cao nhất trong bảng phân loại năm 1956. Ở mức này, người học sẽ đưa ra nhận xét, kiến nghị, báo cáo.

-Mức 6: Sáng tạo. Là mức cao và khó nhất. Kỹ năng này liên quan đến việc tạo ra cái mới. Trong mức này, con người sẽ đặt thành phần của nhận thức thành một tổng thể, tái cấu trúc theo mô hình mới. Người học lúc này sẽ nghĩ ra cái mới, lập kế hoạch và thực hiện.

Như vậy, nếu theo tác giả Miller, thì mô hình nhận thức thì nhận thức bao gồm các khía cạnh kiến thức, thái độ và kỹ năng. Nhận thức cũng đi từ thấp đến cao bao gồm 4 cấp độ: biết, biết cách, có thể chỉ dẫn lại và thực hành. Còn với mô hình củaBloom và bổ sung của Anderson và Krathwohl lại có một mô hình phân tích chi tiết chiều sâu của nhận thức theo 6 cấp độ.

diện chiều sâu (Mô hình của Bloom) và kết hợp với phương diện chiều rộng (mô hình của Miller). Trong giới hạn của nghiên cứu này, tôi chọn mô hình nhận thức của tác giả G. Miller để phân tích mức độ nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ.

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w