Khái niệm giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 32 - 33)

Nghề giáo viên được hiểu là: (1) là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục; (2) phải có những tiêu chuẩn như phẩm chất đạo đức, trình độ, có sức khỏe, lý lịch rõ ràng, (3) giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên (Luật giáo dục năm 2009)

Theo tác giả Hồ Lam Hồng, giáo viên là “nhà chuyên nghiệp trong dạy học và giáo dục, nghĩa là người đó có khả năng sử dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và kinh nghiệm thực tế phong phú để có thể đưa ra những cách thức xử lí tin cậy và phù hợp với những tình huống cụ thể khác nhau (về người học, về bối cảnh/hoàn cảnh) vì lợi ích của người học và đạo đức nghề nghiệp. Nghề GVMN là một lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, GVMN có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người mới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa”[4].

Theo tôi, GVMN được hiểu là “những người có phẩm chất đạo đức, được đào tạo kiến thức và rèn luyện về kỹ năng trong các lãnh vực phát triển của trẻ em như thể chất, tâm lý và xã hội. GVMN còn là người có thái độ bản lĩnh nghề nghiệp và luôn học tập quan tâm tới trẻ em. GVMN có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi”.

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ tại thành phố thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w