- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.
DỰ ÁN XÂY DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ
3.2.6 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:
Tất cả các vấn đề trên đặt ra cho việc quản trị rủi ro tại Việt Nam một số điểm sau: - Về nhận dạng rủi ro: Cần phải cập nhật thường xuyên các danh sách rủi ro thông
qua dự án, đặc biệt là các bài học từ việc quản lý, xử lý tình huống khi rủi ro xảy ra.
- Về đo lường, phân tích đánh giá: cần phải đo lường và đánh giá ảnh hưởng của các rủi ro đến các mục tiêu của dự án, sắp xếp thứ tự để hỗ trợ việc ra quyết dịnh của người quản lý.
- Vê xử lý rủi ro: Cần phải xây dựng các kịch bản khi rủi ro xảy ra như trước và sau khi rủi ro xảy ra, trước khi có thiệt hại và sau khi thiệt hại. Từ đó phân công trách nhiệm của các bên tham gia trong việc xử lý.
Mức độ cao hơn và phát triển khả năng dự báo rủi ro xảy ra với mức đội tin cậy bao nhiêu để đưa ra quyết sách trong điều hành dự án.
Kết luận chương 3:
Vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro đã được đề cập và bàn luận khá nhiều trong các tài liệu nghiên cứu khác nhau. Có nhiều cách định nghĩa rủi ro khác nhau với 3 trường phái truyền thống, trung lập và mở rộng. Như vậy các quan điểm về rủi ro có mang tính thời gian càng về sau với khả năng quản trị tốt hơn thì cái nhìn về sự tiêu cực của rủi ro cũng khác đi. Theo đó rủi ro luôn có tính hai mặt: gây thiệt hại và cơ hội, do vậy cần phải có biện pháp quản trị sao cho hạn chế về thiệt hại và tăng cường mặt tích cực mà rủi ro mang lại và các yếu tố này có thể xác định được.
Xuất phát từ các khái niệm về hợp đồng EPC để đưa ra các khái niệm và đặc thù của hợp đồng EPCI. Những đặc thù này sẽ tác động đến rủi ro và quản trị rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng. Các yếu tố đặc thù được chú trọng phân tích như: Nhân lực, khối lượng công việc, thiết kế, mua sắm, chế tạo…
Trên cơ sở kinh nghiệm, nghiên cứu khác nhau về quản trị rủi ro ở các khu vực khác nhau trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ, Nga, Mỹ… là những nước có nhiều kinh nghiệm trong phát triển các dự án dầu khí để đưa ra những vấn đề cần đặt ra trong quản trị rủi ro đối với Việt Nam từ khâu nhận dạng, đo lường đến quá trình xử lý và dự báo rủi ro.
CHƯƠNG 4: