- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.
KHÍ TẠI VIỆT NAM
5.1.3.8 Kết luận và bài học rút ra từ kiểm định thang đo thông qua kết quả phỏng vấ khảo sát:
vấ khảo sát:
Trong quá trình thi công xây dựng thuộc hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ dầu khí tại Việt Nam, em đã tìm ra 26 rủi ro được chia vào 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến 4 cam kết của Tổng thầu và sử dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn để có cái nhìn khách quan hơn về tần suất cũng như tác động của chúng. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nhằm mục đích loại bỏ các rủi ro không liên kết với các nhóm yếu tố chính, em thấy rằng đa số các kết quả trả về đều không thực hiện đúng chức năng. Điều này có thể là do một trong những yếu tố sau:
- Việc xây dựng bảng khảo sát không tốt, các câu hỏi không rõ ràng hoặc ngược chiều nhau.
- Đáp viên không hợp tác, điền đại khái, qua loa cho xong. - Lỗi quá trình nhập liệu.
Việc xây dựng bảng khảo sát thì em đã tìm cách tối giản để các đáp viên có thể trả lời đơn giản nhất có thể (chỉ cần chọn theo mức từ 1 đến 5) cùng với thang đo đính kèm trong phiếu khảo sát. Em cũng đã double check lỗi nhập liệu từ phiếu khảo sát vào file collected data. Chỉ còn lại kết quả khảo sát của đáp viên thì không thể kiểm soát được. Điều này cũng dễ hiểu bởi các đáp viên được lựa chọn đa số là sinh viên vừa mới ra trường và người lao động thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng nên kết quả khảo sát rủi ro cho quá trình thi công xây dựng thuộc dự án EPCI không thể chuẩn xác. Trong phạm vi đồ án này, với điều kiện phiếu khảo sát thiếu tính thực tế, em đề nghị sử dụng cả 26 rủi ro để tiếp tục tiến hành xây dựng mô hình phòng ngừa và giải pháp.