- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.
r ij k =α ij β ij k
5.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro:
Theo tài liệu SPE-0812-0091-JPT, phương pháp kiểm soát rủi ro Bow - tie được phát triển từ năm 1949 tại trường Đại học Queensland, Úc. Royal Dutch/Shell Group là công ty lớn đầu tiên trên thế giới tích hợp đầy đủ phương pháp Bow - tie vào thực tiễn kinh doanh của mình. Sau đó, phương pháp này được ứng dụng, phát triển nhiều nơi khác nhau trên toàn thế. Phương pháp Bow - tie cung cấp mô hình trực quan dễ hiểu thể hiện của các mối quan
hệ giữa các nguyên nhân, sự phát sinh tiếp theo của sự kiện đó, việc quản lý có thể ngăn chặn sự kiện xảy ra và các giải pháp chuẩn bị tại chỗ để hạn chế các tác hại.
Hình 14: Phương pháp Bow – tie (Lê Đặng Thức 2017)
Ưu điểm của phương pháp Bow – tie:
- Giao diện rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện mối quan hệ nhân quả và các phương pháp để giảm thiểu rủi ro, thể hiện sự tham gia của tất cả các cấp, từ cấp quản lý đến cấp vận hành, thực hiện công việc, thể hiện được xâu chuỗi các sự kiện trước và sau.
- Chủ động trong quản lý: có thể biết rằng việc quản trị rủi ro hiệu quả khi các cá nhân được giao nhiệm vụ hiểu được trách nhiệm và thực hiện tốt các trách nhiệm đó. Thông qua các cuộc họp để xây dựng mô hình bao gồm tất cả các bên từ chủ đầu tư, chủ mỏ, tổng thầu,… tất cả các bên thấy được sự có mặt, trách nhiệm của mình trong chu trình quản lý, giúp họ chủ động, xây dựng cho mình các kế hoạch ứng phó trong phạm vi quản lý của mình.
- Tăng cường hiệu quả: Việc áp dụng phương pháp quản lý giúp tăng cường tập trung hiệu quả nguồn lực, sử dụng ít nhân lực hơn so với các phương pháp truyền thống bởi vì phương pháp xác định nơi mà các nguồn lực cần được tập trung vào việc giảm rủi ro như là phòng ngừa hoặc giảm thiểu.
Nhược điểm của phương pháp Bow – tie: chưa có phương án khi mà thiệt hại xảy ra, bởi vì có những rủi ro mặc rù đã phòng ngừa và dùng mọi phương pháp giảm trừ nhưng vẫn xảy ra.
Để có thể lựa chọn được phương pháp hợp lý quản trị rủi ro nói chung và kiểm soát rủi ro nói riêng, ngoài việc phân tích làm rõ các nguyên nhân của chúng cần phải xác định đúng đắn giá trị thiệt hại do rủi ro gây ra. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa các mô hình kiểm soát rủi ro của các tác giả trên, em chọn sử dụng mô hình giải pháp theo mối quan hệ nhân quả của tác giả Lê Đặng Thức:
Hình 15: Mô hình kiểm soát rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI (2 phòng tuyến – 4 giải pháp) (Lê Đặng Thức 2017)
Trong đó:
2 phòng tuyến bao gồm: phòng tuyến phòng chống rủi ro và phòng tuyến phòng chống thiện hại.
(1) Nhóm các giải pháp phòng chống rủi ro: Xuất phát từ nguyên nhân để đưa phương pháp loại trừ tận gốc các nguyên nhân gây ra rủi ro. Nhóm này sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân hình thành rủi ro để phòng chống trước khi rủi ro có thể xảy ra.
(2) Nhóm các giải pháp khắc phục rủi ro: Khi các rủi ro xảy ra thì cần phải có phương án khắc phục, kế hoạch khắc phục như trách nhiệm của các cá nhân tổ chức khi rủi ro xảy ra, thời gian khắc phục, các thiết bị cần thiết, các đầu mối liên hệ khi rủi ro xảy ra.
(3) Nhóm các giải pháp đề phòng xảy ra thiệt hại: Xuất phát từ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra, đưa ra kế hoạch hạn chế để thiệt hại không xảy ra, như tăng cường trang thiết bị bảo vệ, an toàn để hạn chế thiệt hại, có thời gian và chi phí dự phòng để tránh thiệt hại về tiến độ.
(4) Nhóm các giải pháp khắc phục thiệt hại: Khi thiệt hại xảy ra cần phải có giải pháp để thiệt hại xảy ra ít nhất, khi thiệt hai xảy ra thì tất cả các bên tham gia phải chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại. Có nhiều biện pháp khác nhau như phạt nhà thầu phụ trên trên cơ sở các cam kết, điều kiện hợp đồng. Trong từng nhóm biện pháp khắc phục nêu rõ trách nhiệm:
- Chủ mỏ (Nhà điều hành), chủ đầu tư cần làm gì? - Tổng thầu cần làm gì?
Cụ thể giải pháp kiểm soát rủi ro được áp dụng trực tiếp giải quyết 5 rủi ro hay xảy ra và ảnh hưởng tiêu cực nhất đến công tác xây dựng thuộc các hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí Việt Nam đã nhận diện được ở trên như sau: