Bảng 3.7. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất của học sinh THPT
STT Nhu cầu ĐTB ĐLC
1 Được cung cấp những kiến thức cơ bản về sự phát triển của cơ thể, …
2.81 0.66 2 Được hướng dẫn tham gia các hoạt động thể dục thể
thao phù hợp
2.81 0.63 3 Được hướng dẫn đầy đủ các kiến thức liên quan đến
dinh dưỡng, bệnh tật, …
2.93 0.68
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất với ĐTB = 2.85, ĐLC = 0.66, so sánh kết quả này với thang đánh giá thuộc mức cần thiết. Tuy nhiên tại trường, giáo viên thể dục, giáo viên sinh học, cán bộ y tế là đội ngũ am hiểu các kiến thức cơ bản về sự phát triển cơ thể hay các hoạt động thể dục thể thao, họ sẽ cung cấp tốt các kiến thức này cho các em học sinh, nên đôi khi các em ít cần sự tư vấn của chuyên viên tham vấn tâm lý. Khi được hỏi “Em cần hỗ trợ gì để phát triển
thể chất tốt nhất” thì chúng tôi ghi nhận ý kiến của học sinh N.T.T.P, trường THPT
An Lạc: “Em mặc cảm về chiều cao của mình khá nhiều, lớp 12 rồi mà em chỉ có
1m45 và cân nặng gần 50kg rồi em cũng thường tập thể thao từ năm lớp 10 nhưng thấy không hiệu quả. Nhiều khi em rất muốn các thầy thể dục chỉ cho các bài tập cơ bản để tăng chiều cao hoặc giảm cân nhanh. Tập mấy bài tập mỗi tuần như hiện nay em thấy không thật sự giúp ích cho em” và ý kiến của em T.T.T.V - Lớp 12,
Trường THPT An Lạc: “Em thường hay cảm thấy lo không biết cơ thể mình có ổn
hay không mà kinh nguyệt không đều. Có khi gần 3 tháng em mới có một lần và đau bụng rất dữ dội. Nhiều khi em mệt quá xin nghỉ học thì lại bị gia đình kêu lười. Mẹ em thì bận cả ngày mà mấy chuyện này em không biết hỏi ai”. Kết quả này cho thấy chuyên viên tham vấn tâm lý bên cạnh các mối quan tâm về cảm xúc, tinh thần của học sinh thì cũng nên chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về bệnh tật, các vấn đề liên quan đến giới tính, đặc biệt là bệnh liên quan đến vấn đề tình dục.