Bảng 3.11. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ của học sinh THPT
STT Nhu cầu ĐTB ĐLC
1 Được trang bị kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi 2.98 0.72
2 Được hướng dẫn cách thức sống chủ động 3.02 0.71
3 Được tham vấn các vấn đề về những cảm xúc mới lớn: tình cảm khác giới/cùng giới, …
2.93 0.71
Trung bình 2.98 0.71
Bảng 3.11 cho kết quả quả ĐTB = 2.98 và ĐLC = 0.71 tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Giai đoạn THPT đánh dấu sự chuyển tiếp từ vị thành niên sang người lớn với những sự thay đổi rõ rệt về cơ thể và tâm lý. Các em HS bắt đầu độc lập hơn, có những cảm xúc trên tình bạn. Đây là độ tuổi cần phải hướng dẫn về các chủ đề như sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản để giúp các em chăm sóc tốt cho bản thân. Nhận định này được thể hiện thông qua ý kiến của em
T.N.V.B - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: “Năm lớp 10 và 11 em có để ý đến một
bạn cùng lớp nhưng cũng không có gì đặc biệt, chắc chỉ hơn tình bạn một chút xíu thôi.. Đến năm nay thì em thấy là năm cuối cấp rồi nên em muốn thổ lộ nhưng em ngại. Vì nói ra lỡ mất đi tình bạn thì tiếc lắm. Em cũng không biết là tình yêu tuổi học trò có phù hợp hay không” và em L.H.K.P, THPT Nguyễn Hữu Cảnh: “Hồi đó có lần em viết thư cho một bạn cùng lớp thì bị cô giáo bắt gặp, cô có nói với mẹ em. Về nhà em bị mẹ đánh và la rất nhiều, Em thấy chuyện viết thư tỏ tình cũng không có gì quá đáng cả nhưng mẹ em làm em hụt hẫng và shock vô cùng…”. Ý kiến này
cho thấy rất cần các chương trình cập nhật kiến thức cho các em học sinh về những chủ đề mà người lớn ở nhà không đề cập do tâm lý “vẽ đường cho hươu chạy”. Tuy nhiên, những kiến thức về tình bạn, tình yêu, cảm xúc với bạn cùng giới/khác giới sẽ giúp các em có được kỹ năng ứng xử phù hợp.