Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 36)

Bảng hỏi sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, loại bỏ những mục hỏi chưa rõ ràng, mục hỏi xấu, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức bằng việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh các thang đo. Nếu các biến có hệ số tương quan giữa các biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 trong phân tích Cronbach’s Alpha thì sẽ bị loại bỏ và chỉ lấy nếu kiểm tra hệ số Cronbach alpha tổng lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 – 0,8. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 “Nguyễn Đình Thọ, 2011”). Kế tiếp các biến quan sát có trọng số (hay hệ số tải nhân tố, Factor loading) dưới 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích (≥ 50%). Cuối cùng các biến còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Phần 3 gồm phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. Nghiên cứu được sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm phương pháp chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin và xử lý thông tin. Chọn mẫu dựa vào nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Từ đó cho ra 353 phiếu hợp lệ cho phương pháp định lượng và 20 phiếu hợp lệ cho phương pháp định tính. Thu thập thông tin đối với phương pháp định lượng dựa vào bảng khảo sát, tiến hành thu thập và xử lý; đối với phương pháp định tính dựa vào phỏng vấn, thảo luận nhóm từ đó thống kê số phiếu phỏng vấn qua Google form và xử lý . Xử lý dữ liệu đối với phương pháp định tính thu thập phiểu phỏng vấn, từ đó thu thập thông tin và xử lý; với phương pháp định lượng thu thập thông tin qua bảng hỏi khảo sát rồi chạy SPSS cho ra kết quả cuối cùng.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tóm lược:

Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi và qua câu hỏi phỏng vấn, chương 4 tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích, gồm phân tích

thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt.

Kết quả định tính:

Vì bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng nghiên cứu định lượng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh đang học tại ĐHTM, nên trước khi đi vào nghiên cứu chính thức, chúng tôi áp dụng phương pháp phỏng vấn 20 bạn đến từ các khoa các nhau (marketing, kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh...). Đối tưởng phỏng vấn là các sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba...của trường ĐHTM. Qua phỏng vấn 8 yếu tố “Quy chuẩn chủ quan”, “ Chất lượng giảng dạy”, “xu hướng”, “thời gian”, “chi phí”, “ sở thích”, “chuyên ngành” và “xu hướng” và thu được kết quả như sau:

Về yếu tố “ Quy chuẩn chủ quan

Dựa vào kết quả phiếu phỏng vấn , chúng tôi nhận thấy, hầu hết toàn bộ sinh viên đều cho rằng yếu tố quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành. Và đa số những người có ảnh hưởng tới việc quyết định tham gia khóa học của sinh viên đó là: gia đình, bạn bè, thầy cô, anh chị khóa trên . Vì vậy, chúng tôi đánh giá rất cao về yếu tố quy chuẩn chủ quan là không thể thiếu trong việc đưa ra quyết định tham gia khóa học của sinh viên. Đó là những kinh nghiệm, cái nhìn, những trải nghiệm hay những hiểu biết mà những người đi trước có thể chia sẻ với những thế hệ sau, để sinh viên có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho việc quyết định tham gia khóa học bổ trợ của mình.

Về yếu tố “chất lượng giảng dạy”

Dựa vào kết quả phiếu phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng hâu hết sinh viên đã tìm hiểu rất kỹ về chất lượng giảng dạy của các khóa học bổ trợ. Các sinh viên tìm hiểu rất kỹ về chất lượng quá trình giảng dạy, thông qua các nguồn thông tin trên mạng xã hội và từ các cựu học viên từng học qua khóa học đấy. Chính vì vậy “ chất lượng giảng dạy” là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định tham gia khóa học bổ trợ của mình.

Về yếu tố “ Sở thích

Hầu hết đa phần sinh viên đều cho rằng yếu tố sở thích có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành. Sinh viên cho rằng, sở thích liên quan đến chuyên ngành thì mới có động lực để học khóa học bổ trợ đó. Tuy nhiên , yếu tố “ sở thích” không phải là yếu tố hàng đầu để đưa ra quyết định tham gia khóa học . Vì có những khóa học không phải là sở thích của họ , nhưng vẫn phải theo học.

có sở thích về khóa học đó, nhưng sinh viên vẫn nên trang bị những kỹ năng , kiến thức bổ trợ có ảnh hưởng đến chuyên ngành của mình,để từ đó cơ hội việc làm sẽ được mở rộng hơn.

Về yếu tố “thời gian”

Hiện nay sinh viên trường ĐHTM rất đa năng, đa tài. Ngoài việc học tập trên lớp sinh viên thường tham gia các câu lạc bộ và sắp xếp đi làm thêm. Chính vì vậy “thời gian” cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định tham gia khóa học bổ trợ của sinh viên.

Ngoài 4 yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ của sinh viên trường ĐHTM còn có một số yếu tố cũng tác động như “ chuyên ngành”, “lợi ích”, “chi phí” và “xu hướng”.

Chuyên ngành của sinh viên theo học sẽ là nền tảng, là cơ sở để sinh viên lựa chọn những khóa học bổ trợ. Khi tham gia một khóa học sinh viên sẽ xem xét rất kỹ về lợi ích mà bản thân có thể nhận được.

Yếu tố “chi phí” và “xu hướng” cũng được các sinh viên rất quan tâm. Một khóa học bổ trợ có chi phí vừa phải, đồng thời bắt kịp xu hướng sẽ ảnh hưởng rất lớn quyết định tham gia khóa học bổ trợ của sinh viên hiện nay.

Kết quả định lượng:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)