Kết quả kiểm định mô hình giả thuyết điều chỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 59 - 60)

Giả thuyết 1 (N1): “Tiêu chí lựa chọn” có thể tác động lên quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM. Thông qua hệ số Bêta đã được chuẩn hóa là 0.568 và mức ý nghĩa sig 0,000 < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ, giả thuyết N1 được chấp nhận hay tiêu chí lựa chọn các khóa học bổ trợ càng cao thì quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM càng đúng đắn và làm hài lòng với họ

Giả thuyết 2 (N2): “Sở thích” có thể tác động lên quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM. Thông qua hệ số Bêta đã được chuẩn hóa là 0,142 và mức ý nghĩa sig 0,012 < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ, giả thuyết N2 đã được chấp nhận; càng có sở thích, đam mê với các khóa học bổ trợ thì quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM càng hợp lý, tạo cảm giác hứng thú khi tham gia các khóa học đó của sinh viên ĐHTM

Giả thuyết 3 (N3): “Quy chuẩn chủ quan” có thể tác động lên quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM. Thông qua hệ số Bêta đã được chuẩn hóa là 0,170 và mức ý nghĩa sig 0,001 < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ, giả thuyết N3 được chấp nhận, các tác động của quy chuẩn chủ quan (bố mẹ, anh/chị, thầy cô, bạn bè) tạo động lực để sinh viên ĐHTM quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của mình

Giả thuyết 4 (N4) cho rằng ‘Thời gian” có mối quan hệ với ý định khởi nghiệp. Hệ số hồi quy là 0.123, mức ý nghĩa là 0.04 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy giả thuyết N4 được chấp nhận.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)