Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 62 - 77)

Thứ nhất đối với nhân tố “Tiêu chí lựa chọn”

Bao gồm: Chất lượng giảng dạy, xu hướng và chuyên ngành

Đây là nhân tố có tác động nhiều nhất tới quyết định tham gia khóa học bổ trợ

cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM. Các trung tâm cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy của giảng viên . Luôn đổi mới tối ưu phương pháp giảng dạy , tạo hứng thú cho sinh viên theo học. Thiết lập nhiều hoạt động để sinh viên có thể thực hành, được va chạm thực tế một cách hiệu quả nhất. Các trung tâm cần bổ sung tài liệu về bài giảng, các video trực tuyến để sinh viên có thể xem lại mỗi khi cần sử dụng. Dựa vào kết quả khảo sát , ta có thể nhận thấy rõ những mong muốn của sinh viên về chất lượng giảng dạy tốt, những bài giảng hay , thú vị đảm bảo chất lượng cho sinh viên theo học vì đó sẽ là động lực để sinh viên có một thái độ học tập tốt . Chính vì vậy , phía trung tâm phải lắng nghe ý kiến từ những sinh viên theo học, luôn đổi mới sáng tạo phương pháp dạy và học. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, để có thể xây dựng thương hiệu về một trung tâm có chất lượng đào tạo tốt.

Thứ hai đối với nhân tố “ Thời gian”

Sinh viên cần phải học cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể theo học

các khóa học bổ trợ. Sinh viên nên theo học các khóa học bổ trợ để có thể nâng cấp bản thân , khi có những kiến thức và kỹ năng tốt , cơ hội việc làm cho sinh viên được mở rộng hơn. Chính vì vậy phía các trung tâm cũng nên nắm rõ những nhu cầu của sinh viên . Mở rộng thời gian đào tạo theo nhiều khung giờ vào những khung giờ như buổi tối, hoặc cuối tuần , Tránh việc bị trùng lịch học chính khóa của sinh viên. Thời gian của khóa học hợp lý cũng giúp tăng thêm số lượng sinh viên có thể theo học.

Thứ ba đối với nhân tố “ Quy chuẩn chủ quan”

Dựa vào phiếu khảo sát ta có thể thấy được yếu tố quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ của sinh viên. Vì khi quyết định tham gia khóa học nào đó , sinh viên thường thông qua ý kiến của gia đình , thầy cô , bạn bè , rồi mới đưa ra quyết định cho bản thân. Chính vì vậy trung tâm cần đưa ra những ưu đãi hấp dẫn , thu hút sinh viên. Và có những phiếu quà tặng đối với những học viên giới thiệu thêm bạn bè, người thân. Để từ đó khích lệ tinh thần học của sinh viên.Tạo chiến lược truyền thông, thu hút sinh viên qua các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Tiktok, …để nhiều đối tượng sinh viên được tiếp cận và biết đến .

Thứ tư là về nhân tố “ Sở thích”

Nhân tố này cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định theo học của sinh viên.Theo học một khóa học tùy thuộc vào sở thích của bản thân thì mới có động lực để học. Tuy nhiên đây lại là nhân tố mà các trung tâm đào tạo không thể tác động trực tiếp lên được.Nó phụ thuộc vào sở thích, và nhu cầu của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, các trung tâm cần tổ chức nhiều hoạt động thực tế thú vị , kích thích sự tò mò của sinh viên.Mang lại sự bổ ích, gắn liền với các sở thích của sinh viên. Tuy nhiên có những khóa học cần thiết cho chuyên ngành và công việc sau này, nên dù không thích cũng vẫn sẽ phải học. Chính vì vậy sinh viên cần tìm hiểu kỹ về sở thích bản thân , và những yêu cầu về công việc sau này để có thể lựa chọn cho mình khóa học bổ trợ hợp lý nhất. Trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức kịp thời, đáp ứng nhu cầu của xã hội, để bản thân trở nên có ích hơn, nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm hơn. Sẽ không còn bị bỏ lại phía sau , trong thời đại cạnh tranh cao này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1.

Clint Relyea; Faye K. Cocchiara; Nareatha L. Studdard, (2008), “The Effect of Perceived Value in the Decision to Participate in Study Abroad Programs”, Journal Of Teaching In International Business.

2. Kenneth Eduard Castillo Alba; Treesha Beatrice E. Bertol; Katherine Denise E. De Mesa; Fritz Gerald Golamco Martin; Sharee Sonido Mestosamente; Ma. Karlson Reyes Zaguirre, (2010). "The Factors that Affect Students’ Decision in Choosing their College Courses”, Our Lady of Peace School Antipolo City, Philippines.

3. Prasit Phanichthaworn. (2011), “Factors affecting students' decision to study English", Master's thesis at Srinakharinwirat university.

- Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1.Đoàn Liêng Diễm; Nguyễn Phạm Hạnh Phúc; Phùng Vũ Bảo Ngọc; Huỳnh Đặng Mỹ Dung, (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học chuyên ngành quản trị du lịch của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Tài cính – Marketing",

Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing.

2. GS. TS Đinh Văn Sơn; PGS.TS Vũ Mạnh Chiến, (2015), Giáo trình “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Thương Mai.

3. Nguyễn Bá Huân; Bùi Thị Ngọc Thoa, (2018), “Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm Nghiệp”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp.

4. Nguyễn Đình Như Hà; Trần Quốc Thao, (2019). “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên không chuyên”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm Thị Lan Hương; Lê Thị Thương, (2005), “Sinh viên với “kỹ năng mềm”, nhận thức, mong muốn và các yếu tố tác động đến việc học “kỹ năng mềm” của sinh viên hiện nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Phan Thị Thanh Thủy; Nguyễn Thị Minh Hòa, (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế”, Tạp chí Khoa học–Đại học Huế.

7. Prasit Phanichthaworn, (2011), “Factors affecting students' decision to study English”, Master's thesis at Srinakharinwirat university.

8. Trương Công Bằng, (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của SV VN", Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP. HCM.

PHỤ LỤC A. Bảng phỏng vấn định tính:

PHIẾU PHỎNG VẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SV ĐHTM

Kính chào anh/chị!

Hiện chúng tôi là nhóm sinh viên năm 2 Khoa Marketing trường ĐHTM, đang làm đề tài:”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của SV ĐHTM”. Mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời những câu hỏi của chúng tôi.Tôi cam đoan những thông tin anh chị cung cấp mục đích chỉ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Mọi sự đóng góp của anh chị sẽ góp phần làm nên thành công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!!

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh/chị tên là: ....

Anh/chị đang là sinh viên năm: .... Hiện đang học khoa: ....

GPA năm học vừa rồi của anh/chị nằm trong khoảng: ... Anh/chị có đang tham gia câu lạc bộ không: ....

PHẦN II: NỘI DUNG

1. Anh/chị đã học khóa học bổ trợ nào cho chuyên ngành của mình chưa? Nếu có anh/chị đang theo học khóa học bổ trợ về kỹ năng nào?

2. Anh/chị biết đến khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của mình từ đâu? Anh/chị thấy khóa học này có cần thiết nhất cho chuyên ngành của mình không?

3. Theo anh/chị, yếu tố QUY CHUẨN CHỦ QUAN có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành không?

3.1. Theo anh/chị những ai tác động tới quyết định tham gia khóa học bổ trợ chuyên ngành của mình?

3.2. Theo anh/chị tác động từ những người xung quanh có ảnh hưởng ít hay nhiều tới quyết định tham gia khóa học bổ trợ của mình?

4. Yếu tố CHI PHÍ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ anh/chị không?

4.1. Anh chị có thu nhập riêng không? Chi phí cho các khóa học bổ trợ cho chuyên ngành phần lớn do ai chi trả? Khó khăn anh chị gặp phải là gì?

4.2. Anh/ chị sẵn sàng chi trả ở mức bao nhiêu cho khóa học bổ trợ?

5. Yếu tố SỞ THÍCH có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ của anh chị không?

5.1. Sở thích của anh/ chị có liên quan ít hay nhiều đến khóa học bổ trợ đó?

5.2. Theo anh/ chị việc tham gia khóa học bổ trợ phù hợp với sở thích bản thân có phải là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của mình không?

6. Có ý kiến là: “Yếu tố LỢI ÍCH ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ”. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không?

6.1. Anh/chị mong muốn điều gì khi tham gia khóa học bổ trợ là gì? 6.2. Anh/chị đã đạt được những gì sau khi tham gia khóa học bổ trợ đó?

7: Yếu tố THỜI GIAN có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ của

anh/chị không?

7.1. Anh/chị đã sắp xếp thời gian của mình như thế nào để cân bằng giữa việc việc tham gia khóa học bổ trợ và công việc khác của mình?

7.2. Anh/chị thường cần bao nhiêu thời gian/tuần để tham gia khóa học bổ trợ? Với khoảng thời gian như thế anh/chị muốn có kết quả như thế nào sau khi tham gia khóa học bổ trợ đó?

7.3. Việc tham gia khóa học bổ trợ ảnh hưởng nhiều đến việc học chính khóa của anh/chị không?

8. Theo anh/chị yếu tố CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY có ảnh hưởng đến quyết định

tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của anh/chị không?

8.1. Chất lượng giảng dạy của một khóa học bổ trợ như thế nào sẽ thu hút anh/chị? 8.2. Lấy ví dụ về 1 khóa học mà anh chị cảm thấy hài lòng nhất và chia sẻ điều thú vị về khóa học này?

9. Yếu tố XU HƯỚNG đã ảnh hưởng đến quyết định gia khóa học bổ trợ cho chuyên

ngành của anh/chị như thế nào?

9.1. Anh/chị đánh giá như thế nào nếu sinh viên tham gia các khóa học bổ trợ theo xu hướng?

9.2. Theo anh/chị, những khóa học xuất hiện theo xu hướng thì anh/chị có đánh giá cao chất lượng …?

10. Yếu tố CHUYÊN NGÀNH có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ

trợ của anh/chị không?

10.1. Chuyên ngành của anh/chị có đề cao kỹ năng về khóa học bổ trợ đó không? 10.2. Lấy ví dụ khóa học bổ trợ chuyên ngành của của anh chị? Khóa học bổ trợ đó

11. Theo anh/chị, còn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học

bổ trợ của mình không?

12. Anh/chị có hài lòng với quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ đó của mình không?

Anh/chị sẽ áp dụng kiến thức mình học được vào công việc và cuộc sống như thế nào?

13. Nếu có thể, anh/chị muốn học thêm khóa học bổ trợ nào nữa? Vì sao?

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị. Chúc anh/chị gặp nhiều thành công, may mắn hơn trong cuộc sống và công việc.

B. Bảng khảo sát định lượng:

BẢNG KHẢO SÁT

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SV ĐHTM

Kính chào anh/chị!

Hiện chúng tôi là nhóm sinh viên năm 2 Khoa Marketing trường ĐHTM, đang làm đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của SV ĐHTM”. Mong anh/chị dành chút thời gian để điền vào phiếu này.Tôi cam đoan những thông tin anh chị cung cấp chỉ để mục đích phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Mọi sự đóng góp của anh chị sẽ góp phần làm nên thành công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!!

PHẦN I: NỘI DUNG

Câu 1: Anh/chị có đang hoặc đã tham gia khóa học bổ trợ không? A. Có (Nếu có, tiếp tục khảo sát)

B. Không (Nếu không, xin dừng khảo sát tại đây)

Câu 2: Nếu có, anh/chị đang học khóa học gì? (có thể chọn nhiều mục) A. Tiếng anh B. Design C. Thuyết trình D. Powerpoint E. Tin học F. Khác

Câu 3: Theo anh/chị, việc tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành có cần thiết

không?

A. Có B. Không

Anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học kỹ năng mềm sau về đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm của sinh viên ĐHTM” với các mức độ đồng ý sau bằng cách đánh dấu (+): 1 - Hoàn toàn ko đồng ý 2 – Không đồng ý 3 - Trung lập 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý ST T Ý kiến đánh giá Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5

Quy chuẩn chủ Quan

“Nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện; bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác ( cha mẹ, bạn bè, người thân,..v.v).”

1 Tôi tham gia khóa học bổ trợ với sự ủng hộ từ bạn bè.

2 Bố mẹ muốn tôi hoàn thiện bản thân qua khóa học bổ trợ

3 Thầy cô và các anh/chị khuyên tôi nên tham gia những khóa học bổ trợ

Chi phí

“Được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau, toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện chi trả cá nhân

về khóa học trước khi bắt đầu khóa học ....”

1 Khóa học bổ trợ đó không có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình tôi tham gia

2 Tôi ưu tiên những khóa học bổ trợ có học phí mà tôi/ gia đình tôi có khả năng chi trả

3 Mức chi trả để mua tài liệu, thiết bị học tập ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ

vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất”

1 Yêu thích môi trường học tập năng động đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ của tôi

2 Tôi thích được khám phá khả năng bản thân về kỹ năng mềm qua khóa học bổ trợ

3 Tôi thích mở rộng mối quan hệ của mình qua khóa học bổ trợ đó

Lợi ích

“Một cam kết, nghĩa vụ, nghĩa vụ hoặc mục tiêu gắn liền với một vai trò hoặc thực

tiễn xã hội cụ thể đem lại điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó.”

1 Cơ hội việc làm của tôi tăng cao sau khi kết thúc khóa học bổ trợ

2 Khóa học bổ trợ giúp tôi hoàn thành công việc dễ dàng hơn

3 Tôi hoàn thành bài thảo luận nhanh hơn nhờ vận dụng tốt kiến thức từ khóa học bổ trợ

4 Tôi mở rộng nhiều mối quan hệ hơn qua khóa học bổ trợ

5 Khóa học bổ trợ đó giúp tôi có sự tự tin hơn

Thời gian

“Diễn tả trình tự xảy ra , biến cố và khoảng kéo dài của khóa học bổ trợ chuyên ngành bao gồm thời gian diễn ra khóa học và thời gian mình dành cho khóa học đó.

1 Tôi có thể sắp xếp thời gian tham gia khóa học bổ trợ phù hợp

2 Thời lượng học khóa học bổ trợ đó không mất quá nhiều thời gian

3 Ngoài việc học ở trường, tôi muốn dành thời gian rảnh của mình để tham gia khóa học bổ trợ

4 Tham gia khóa học bổ trợ có ảnh hưởng hưởng đến thời gian học của tôi

Chất lượng giảng dạy

“Phản ánh qua năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên và hiệu quả đầu ra của sinh viên khi hoàn thành khóa học.”

1 Khóa học đó cung cấp thêm kiến thức cho tôi

2 Bên cung cấp khóa học cam kết tôi rằng nếu không học trực tiếp do dịch bệnh, thì các giảng viên vẫn hỗ trợ tôi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)