Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 50)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh.

- Nội dung: Sử dụng bảng hỏi về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ dành cho học sinh và bảng hỏi dành cho phụ huynh.

- Cách thức thực hiện: Điều tra bằng bảng hỏi dành cho học sinh và bảng hỏi dành cho phụ huynh.

- Thiết kế bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn sâu.

Bảng hỏi dành cho học sinh

Phần 1: Một số thông tin của học sinh được khảo sát.

Phần 2: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Phần 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Bảng hỏi dành cho phụ huynh học sinh

Phần 1: Một số thông tin của phụ huynh liên quan đến học sinh được khảo sát.

Phần 2: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Phần 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

*Bước 1: Điều tra thử

Sau khi đã xây dựng xong nội dung bảng hỏi, chúng tôi đã mời 50 học sinh và 15 phụ huynh tại trường THCS Đa Phước làm thử bảng hỏi. Học sinh và phụ huynh tham gia với tinh thần tự nguyện.

- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi nhằm chỉnh sửa lại những câu hỏi chưa đạt yêu cầu với đề tài nghiên cứu.

- Nội dung: Bảng hỏi của học sinh và bảng hỏi của phụ huynh về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

- Phương pháp: Tiến hành khảo sát thử học sinh và phụ huynh.

Sau khi thu thập được số liệu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý với chỉ số độ tin cậy của bảng hỏi. Kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và đo độ giá trị của thang đo bảng hỏi.

*Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)

Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý SPSS 25.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy.

Bảng 2.3: Độ tin cậy của thang đo

STT Thành phần Số biến

quan sát

Hệ số Cronbach’s Alpha

1 Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với

cha mẹ 8 0,893

2 Nhu cầu được trao đổi thơng tin, tình

cảm, hiểu biết với cha mẹ 8 0,916

3 Nhu cầu được sử dụng phương tiện

giao tiếp khác nhau 6 0,752

4 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến

nhu cầu giao tiếp 6 0,826

5 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng

đến nhu cầu giao tiếp 6 0,846

*Bước 2: Điều tra chính thức

- Mục đích: Nghiên cứu nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

- Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 466 em học sinh ở các thuộc bốn trường THCS: THCS Bình Chánh, THCS Hưng Long, THCS Đa Phước và THCS Đồng Đen và 46 phụ huynh của hai trường THCS Đa Phước và THCS Hưng Long.

* Cách tính điểm cho bảng hỏi

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nội dung của nhu cầu giao và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với năm mức độ, được tính điểm như sau:

Mức độ Số điểm

Rất thấp Không ảnh hưởng 1

Thấp Ít ảnh hưởng 2

Trung bình Ảnh hưởng 3

Cao Khá ảnh hưởng 4

Rất cao Ảnh hưởng rất cao 5

Chúng tơi sử dụng phương thức tính sự chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 5, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8.

Các mức độ của thang đo được tính như sau:

Mức độ ĐTB Mức rất thấp 1 – 1,80 Mức thấp 1,81 – 2,60 Mức trung bình 2,61– 3,40 Mức cao 3,41 – 4,2 Mức rất cao 4,21 – 5,0

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)