Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

3.4. So sánh thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học

3.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha

học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố trong nhóm chủ quan đều có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (ĐTB = 3,07, ĐLC = 1,09).

Theo đánh giá của học sinh, nhóm yếu tố có sự ảnh hưởng nhất đó

động cơ giao tiếp. Cụ thể qua nội dung “Em muốn mối quan hệ của em và

cha mẹ tốt đẹp hơn” (ĐTB = 3,36) được học sinh lựa chọn đứng vị trí thứ

nhất và “Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ cho em lời khuyên, hướng giải quyết vấn đề” (ĐTB = 3,19) đứng vị trí thứ hai. Như vậy, khi giao tiếp với cha mẹ, điều

ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của các em đó chính là các em mong muốn được gần gũi, thân thiết với cha mẹ, tình cảm với cha mẹ ngày càng tốt đẹp và gắn bó hơn. Tiếp theo một yếu tố rất cần khi giao tiếp là học sinh có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ cha mẹ, cha mẹ sẽ chỉ bảo, hướng dẫn, định hướng, cho các em lời khuyên. Bạn N.V.T có chia sẻ “Theo em, khi giao tiếp

với ba em là em muốn tình cảm của em và ba tốt đẹp hơn với khi em có thắc mắc hay cần giúp là em tìm ba để nói chuyện với ba”.

Nhóm yếu tố thứ hai ảnh hưởng đó là cảm xúc và hứng thú khi giao

tiếp qua hai nội dung “Cha mẹ tạo cho em cảm xúc vui vẻ, thoải mái” (ĐTB = 3,14) và “Cha mẹ tạo cho em sự hứng thú khi giao tiếp” (ĐTB = 3,09). Có thể thấy, trong q trình giao tiếp, cảm xúc đóng vai trò quan trọng. Khi cha mẹ tạo cho con cảm xúc vui vẻ, thoải mái thì con sẽ có nhu cầu giao tiếp cao hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo sự hứng thú khi giao tiếp với con. Cha mẹ có thể lắng nghe con, ln cho con trình bày quan điểm của mình, đồng hành

Nhóm yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp đó là tính cách của con. Thơng qua hai nội dung “Em cảm thấy mình đã lớn nên nhiều việc em không tham khảo ý kiến cha mẹ” (ĐTB = 2,87), “Em cảm thấy mình là người ít nói, ngại chia sẻ” (ĐTB = 2,81) thì có thể thấy, tính cách của con

cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp, mặc dù vậy, dù các em có tính cách như thế nào thì cũng cần được nói chuyện, trao đổi thơng tin, xây dựng tình cảm tốt đẹp với cha mẹ.

Theo đánh giá của phụ huynh về các nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh có sự tương đồng với đánh giá của học sinh về thứ bậc ảnh hưởng của các nhóm yếu tố: Đầu tiên là động cơ giao tiếp, thứ hai là cảm xúc và hứng thú khi giao tiếp, thứ ba là tính cách của con.

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)